Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2019, việc lấy ý kiến về tình công được thực hiện như sau:

* Trước khi tiến hành tình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo tình công quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên Ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

* Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

+ Đồng ý hay không đồng ý đình công.

+ Phương án của tổ chức đại diện người lao động về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của người lao động.

* Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

* Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trỏ hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 212), thì Bộ luật Lao động năm 2019 có những điểm mổi nổi bật như sau:

* Ngoài hình thức lấy ý kiến bằng phiếu hoặc chữ ký thì Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức khác.

Với quy định này sẽ giúp việc lấy ý kiến được diễn ra thuận lợi, tùy vào hoàn cảnh, tình hình thực tế mà chọn hình thức lấy ý kiến cho phù hợp.

* Quy định rõ việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao độngkhông được gây khó khăn, cản trỗ hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về (tình công.

Với quy định này sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

Luật LVN Group phân tích chi tiết như sau:

1. Lý do lấy ý kiến đình công

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 và Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2019 thì trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động phải có trách nhiệm lấy ý kiến của người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng về đình công. Hoạt động lấy ý kiến đình công nhằm đảm bảo sự tự nguyện của người lao động khi tham gia đình công, do theo Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 thì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện có tổ chức, gắn kết giữa những người lao động khi quyết định đình công theo ý kiến đa số, phụ thuộc vào mong muốn, ý thức và quan điểm của người lao động.

 

2. Việc lấy ý kiến đình công được thực hiện như thế nào?

Nội dung lấy ý kiến đình công

Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2019 việc lấy ý kiến đình công bao gồm 02 nội dung như sau:

– Đồng ý hay không đồng ý đình công

Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về đình công là để quyết định xem có đình công hay không, do vậy nội dung chính của hoạt động lấy ý kiến này là đồng ý hay không đồng ý đình công. Người lao động dựa trên quan điểm, mong muốn của mình để lựa chọn đồng ý hay không đồng ý. Những người không đồng ý đình công có thể không tham gia vào đình công ngay cả khi đại đa số thành viên của tổ chức đại diện người lao động không đồng ý

– Phương án của tổ chức đại diện người lao động

Người lao động được nhận phương án của tổ chức đại diện người lao động về thời điểm, địa điểm bắt đầu đình công, phạm vi đình công, yêu cầu của người lao động. Người lao động có thể hiện ý chí đồng tình, hoặc không đồng tình với phương ná này. Nếu không đồng tình người lao động có thể góp ý lên tổ chức đại điện người lao động, hoặc trực tiếp chọn không đồng ý đình công.

Hình thức lấy ý kiến đình công

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2019 hình thức lấy ý kiến đình công bao gồm

– Lấy phiếu: Tổ chức đại diện người lao động tiến hành in nhiều phiếu giống nhau, trong các phiếu có nội dung cơ bản như là các mục đồng ý/không đồng ý đình công, nêu qua phương án của tổ chức đại diện người lao động về đình công (thời gian, địa điểm, phạm vi đình công, ý kiến đóng góp khác của người lao động)

– Lấy chữ ký: Tổ chức đại diện người lao động xây dựng phương án tổ chức đại diện người lao động và lấy chữ ký đồng thuận cho phương án cũng như hoạt động đình công. Tên người lao động thuộc tổ chức đại diện người lao động được lưu theo danh sách, người lao động ký vào danh sách nếu đồng ý đình công.

– Hình thức khác: Có rất nhiều hình thức khác như tổ chức lấy ý kiến thông quan email, cuộc họp theo nhóm, theo đơn vị làm việc.

Tổ chức hoạt động lấy ý kiến đình công

Thời gian, địa điểm lấy ý kiến đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động cũng như công việc mà người lao động phải thực hiện. Nói cách khác, việc lấy ý kiến của người lao động nên được thực hiện ngoài giờ làm việc hoặc trong thời gian nghỉ giữa giờ

Cũng để tránh làm người lao động sao nhãng công việc do bất ngờ lấy ý kiến đình công, tổ chức đại diện người lao động phải thông báo trước về thời gian, địa điểm và hoạt động lấy ý kiến người lao động cho người lao động biết ít nhất 01 ngày để người lao động sắp xếp công việc và tham gia lấy ý kiến.

Kết quả lấy ý kiến đình công

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2019 có 02 kết quả của hoạt động lấy ý kiến người lao động:

– Nếu trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung đình công (phương án đình công do tổ chức đại diện người lao động xây dựng) thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công

– Nếu dưới 50% số người được lấy ý kiến không đồng ý với nội dung đình công thì không tiến hành đình công như phương án của tổ chức đại diện người lao động nữa.

Như vậy, việc lấy ý kiến của người lao động về đình công dựa trên nguyên tắc đa số, nếu đa số đồng ý thì thực hiện, không đồng ý thì không thực hiện, dù sự chênh lệnh có là 1% thì bên nào có nhiều thành viên hơn thì vẫn làm theo ý chí của bên đó.

 

3. Khi nào người lao động được phép đình công?

Các trường hợp người lao động có quyền được đình công bao gồm những trường hợp như sau:

Tổ chức đại diện người lao động là bênh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiền hành thủ tục quy định của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải

Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Mặc dù tôn trọng và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhưng vì các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng; gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và cả đời sống của người lao động; ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, quan hệ và quá trình hội nhập quốc tế… Do đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội gồm:

Nơi sử dụng lao động không được đình công:

Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người

Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều 209 Bộ luật Lao động năm 2019:

– Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;

– Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải

– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, bưu chính phục vụ cơ quan nhà nước;

– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng

Hoặc có những trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp, cụ thể như sau:

– Không thuộc trường hợp được đình công quy định

– Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công

– Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định

– Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động

– Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định của Bộ luật này.

– Khi đã có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

 

4. Trình tự thực hiện đình công

Đình công hợp pháp khi thực hiện theo đúng trình tự thủ tục bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lấy ý kiến về đình công

Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

– Đồng ý hay không đồng ý đình công

– Phương án của tổ chức đại diện người lao động về cuộc đình công

Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công

Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định của Bộ luật Lao động thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản:

Nội dung của quyết định đình công bao gồm những mục sau:

– Kết quả lấy ý kiến đình công;

– Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;

– Phạm vi tiến hành đình công;

– Yêu cầu của người lao động;

– Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công

Trong thời gian ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Bước 3: Tiến hành đình công

Quyền và nghĩa vụ của các bên trước và trong quá trình đình công:

– Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.

– Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật Lao động có quyền sau đây:

+ Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp

– Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

+ Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công

+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thưởng hoặc để bảo vệ tài sản: Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa; Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm đóng cửa tạm thời là: trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công và trường hợp sau khi người lao động ngừng đình công.

+ Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp

Như vậy, đình công là quyền của người lao động nhưng bên cạnh đó người lao động cũng cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thì mới được coi là đình công hợp pháp.

 

5. Các dấu hiệu của đình công

Các dấu hiệu của đình công bao gồm:

– Dấu hiệu thứ nhất: Có sự ngừng việc tập thể một cách triệt để

Đây được coi là một dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công. Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của người lao động bằng cách làm việc không xin phép trong khi biết trước là sử dụng lao động không đồng ý. Trong ý thức của họ và thực tế sự ngừng việc này chỉ đưa ra tạm thời, trong một thời gian ngắn, có nghĩa là họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc và không đi làm cho người khác. Điều đó chứng tỏ sự ngừng việc chỉ là hình thức thể hiện, là cách phản ứng, không phải mục đích họ mong muốn đạt được; trong thời gian đình công quan hệ lao động vẫn tồn tại và người lao động sẽ tiếp tục làm việc sau đình công

Tuy chỉ là tạm thời nhưng mức độ ngừng việc của đình công lại rất triệt để, ngừng việc hoàn toàn. Những người tham gia thường không làm bất cứ một công việc nào thuộc quan hệ lao động trong thời gian đình công; trừ trường hợp phải đảm bảo công việc tối thiểu trong phạm vi luật định, vì lý do an toàn xã hội chứ không vì lợi ích của người sử dụng lao động hay vì những cam kết đã có.

– Dấu hiệu thứ hai: Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động. 

Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của người lao động, kể cả người lãnh đạo và tham gia đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc, tham gia đình công trong khi vẫn có những cách giải quyết khác cho vấn đề đang phải đối mặt. Họ hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng việc.

– Dấu hiệu thứ ba: Đình công luôn có tính tập thể

Quyền đình công là quyền của cá nhân người lao động nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể. Việc thực hiện quyền đình công của người lao động không thể thông qua hành vi cá nhân mà phải được thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao động. Được thể hiện thông qua sự kết hợp nhau lại, cùng chung ý chí, mục đích và hành động ngừng việc của các cá nhân người lao động. Vì vậy, tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu luôn gắn liền với hiện tượng đình công.

– Dấu hiệu thứ tư: Đình công được thực hiện một cách có tổ chức

Được biểu hiện ở sự chủ định từ trước, có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức người lao động. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự tổ chức, lãnh đạo, điều hành, thống nhất của một hay một nhóm người theo quy định của pháp luật Việt Nam, công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động có quyền quyết định và lãnh đạo cuộc đình công.

– Dấu hiệu thứ năm: Mục đích của đình công là nhằm đạt được các yêu sách của tập thể người lao động

Mục đích cuối cùng mà những người đình công hướng tới là những yêu sách về quyền và lợi ích họ muốn đạt được. Những yêu sách đó có thể đã được pháp luật quy định hoặc chưa được pháp luật quy định, có thể xuất phát từ những yêu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ nguyện vọng khác nhưng phải liên quan đến quan hệ lao động và nhằm vào một chủ thể nhất định, với nội dung rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!