1. Viên chức là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 thì khái niệm viên chức được hiểu như sau: Viên chức được hiểu như sau: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

– Vị trí việc làm: Vị trí việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ được gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng của ứng viên đó; Vị trí việc làm cũng chính là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để nhằm mục đích tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ theo Điều 7 Luật Viên Chức năm 2010)

– Đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập được hiều cơ bản chính là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo quy định tại Điều 9 Luật Viên Chức năm 2010).

– Chế độ hợp đồng: Trong giai đoạn như hiện nay, các chủ thể là viên chức sẽ được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ Công chức và Luật Viên Chức hai loại hợp đồng này được quy định như sau:

+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn được hiểu là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 đến 60 tháng.

+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.

Tóm lại, chỉ những đối tượng đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì mới được coi là công chức.

 

2. Hạng viên chức là gì? Viên chức hạng 3 là gì?

2.1 Hạng viên chức là gì?

Hạng viên chức là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến và gắn liền với chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức là thuật ngữ thể hiện phẩm chất và cấp độ về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Chức danh nghề nghiệp được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; chức danh nghề nghiệp còn được sử dụng làm căn cứ để nhằm mục đích có thể thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay cũng được coi là chứng từ để nhằm mục đích có thể chứng minh các chủ thể là những viên chức có đầy đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các chủ thể này đều đáp ứng các yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Mỗi chủ thể là giáo viên khi tham gia khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thì đều sẽ được cấp chứng chỉ chức danh giáo viên theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

 

2.2 Viên chức hạng 3 là gì?

Trước đó, Viên chức hạng 3 là một trong 4 loại viên chức theo quy định của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, theo đó, dựa vào chức danh nghề nghiệp, tùy vào từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, viên chức sẽ được phân loại từ các cấp độ từ cao xuống thấp gồm có:

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Hiện nay, theo quy định mới tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ – CP thì việc phân loại viên chức đã không còn căn cứ vào chức danh nghề nghiệp nữa. Theo quy định pháp luật hiện hành, dựa trên mức độ phức tạp của công việc trong chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

– Chức danh nghề nghiệp hạng I

– Chức danh nghề nghiệp hạng II

– Chức danh nghề nghiệp hạng III

– Chức danh nghề nghiệp hạng IV

– Chức danh nghề nghiệp hạng IV

Như vậy, quy định mới xác định viên chức hạng III dựa trên mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp.

 

3. Các hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức

Tuy có cùng một tên gọi chung là viên chức, thế nhưng thực chất viên chức được chia thành rất nhiều cấp bậc khác nhau tùy theo những đặc điểm về chức trách nhiệm vụ và trình độ đào tạo của mỗi người. Hiện nay, luật viên chức xác định có 5 hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được xếp hạng từ trên cao xuống thấp bắt đầu từ hạng I đến hạng V

– Hạng I: ngạch chuyên viên cao cấp

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp là hạng chức danh cao nhất trong việc xếp loại các chức vụ viên chức. Hạng chức danh này được xếp vào nhóm có mức lương tương đương là A3, bao gồm rất nhiều chức danh thuộc nhiều lĩnh vực việc làm khác nhau. Đây là những người có trình độ học vấn cao, thường yêu cầu bằng cấp chính quy từ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, thực hiện những công việc đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ năng nhuần nhuyễn như: bác sĩ cao cấp, giảng viên cao cấp, dược sĩ cao cấp, kỹ sư cao cấp, biên tập viên hạng I, kiến trúc sư, họa sĩ hạng I,…

– Hạng II: Ngạch chuyên viên chính

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính là hạng chức danh cao thứ hai, thấp hơn một bậc so với hạng đầu tiên. Điều này cũng có nghĩa là cơ cấu lương và môi trường làm việc của hai đối tượng này cũng khác nhau, chuyên viên chính sẽ có yêu cầu chuyên môn, học vị thấp hơn so với những chuyên viên cao cấp và nhận mức lương A2. Có thể kể đến một vài những nghề nghiệp phổ biến của viên chức ngạch chuyên viên chính đó là giảng viên chính giảng dạy trong các trường đại học, giảng viên cao đẳng sư phạm hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I, bác sĩ chính hạng II,…

– Hạng III: Ngạch chuyên viên

Ngạch chuyên viên được xếp vào nhóm lương hạng A1, là ngạch ở giữa thang đo của hạng chức danh nghề nghiệp của chuyên viên. Một số những chức danh ở ngạch viên chức này có thể kể đến như kiến trúc sơ hạng III, lưu trữ viên hạng II, văn thư, thư viện viên hạng III,…

– Hạng IV: ngạch cán sự

Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự thuộc nhóm xếp lương loại A0. Danh sách các công việc thuộc ngạch chuyên viên này chỉ gồm 3 đối tượng đó là: giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III, giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III và giáo viên mầm non hạng III.

 

4. Tiêu chuẩn viên chức hạng III

Trong giai đoạn trước đây, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo hai tiêu chí cụ thể như sau:

– Tại điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, chính phủ đã phân loại viên chức theo vị trí việc làm: viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập:

– Tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động với các cấp độ từ cao xuống thấp: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV.

Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức hạng 1,2,3, như sau:

– Tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã phân loại viên chức theo chức trách, nhiệm vụ: Viên Chức quản lý và viên chức không theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.

Chúng ta cũng có thể thấy, việc phân loại viên chức trong giai đoạn hiện nay đã không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng đã nêu rõ:

Dựa vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp mà các viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp với thứ tự như sau:

– Chức danh nghề nghiệp hạng I

– Chức danh nghề nghiệp hạng II

– Chức danh nghề nghiệp hạng III

– Chức danh nghề nghiệp hạng IV

– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới)

Ta thấy rằng, khi so với bốn hạng trước đây, trong giai đoạn hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Tên của chức danh nghề nghiệp

– Thứ hai: Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.

– Thứ ba: Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Ta thấy rằng, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì hạng chức danh nghề nghiệp chính là cấp độ được sử dụng để nhằm mục đích thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà chức danh nghề nghiệp viên chức cũng đã được pháp luật quy định xếp theo năm hạng như đã được nêu ra ở trên.

Dựa vào mức độ phức tạp và tính chất công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được xếp hạng từ cao xuống thấp với các hạng cụ thể như sau: Chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV, hạng V.

Cùng với đó, pháp luật hiện hành cũng quy định rằng việc quy định hạng chức danh nghề nghiệp của các chủ thể là những viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng. Chính vì vậy, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo như quy định cũng sẽ là căn cứ quan trọng dựa trên tiêu chí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và sẽ cần phải có sự phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền thực hiện phê duyệt.

Trong giai đoạn hiện nay, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ thông qua thi hoặc xét hạng. Bởi vì thế mà các chủ thể là những viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và sẽ cần phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

5. Thủ tục thăng hạng viên chức từ hạng 4 lên hạng 3

– Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức thi tăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức từ hạng 4 lên hạng 3 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, sở Nội vụ sẽ thông báo đến các cơ quan liên quan và viên chức đủ điều kiện dự thi thăng hạng viên chức.

– Đơn vị sự nghiệp công lập sẽ lập danh sách và hồ sơ viên chức đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện, đồng thời cần báo cáo thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức hiện có của đơn vị để gửi đến Sở ban ngành trực tiếp quản lý.

– Căn cứ thời hạn thông báo trên, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ và đánh giá đủ điều kiện thi thăng hạng để gửi lại Sở Nội vụ.

– Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ do Sở, ban, ngành gửi Sở Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ quyết định thành lập Hội đồng thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và quyết dịnh danh sách có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi thăng hạng.

– Việc tổ chức thi thăng hạng viên chức được thực hiện theo Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

– Sau khi có kết quả điểm thi của viên chức dự thi thăng hạng, Hội đồng có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo điểm thi người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm tổ chức chấ, phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định kết quả kỳ thi thăng hạng và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho Sở, ban ngành có viên chức tham dự kỳ thi.

– Tổ chức thi, chấm thi và công bố kết quả.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo Hội đồng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

– Cuối cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ra quyết định công nhận kết quả thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của ứng viên.

 

 6. Hồ sơ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Hồ sơ thi thăng hạng bao gồm:

– 01 Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

– 04 ảnh 3.4 chụp mới nhất ghi rõ thông tin chi tiết mặt sau ảnh

– 01 Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý.

– 01 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi.

Như vậy, trong bài viết này Luật LVN Group đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin cơ bản về Viên chức hạng 3 và Tiêu chuẩn viên chức hạng 3. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý bạn có thể gọi vào số tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ. Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!