Giá trị hành hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng. Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.

1. Giá trị hàng hóa và lượng giá trị hàng hóa là gì?

– Giá trị của hàng hóa là một thuộc tính của hàng hóa, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hóa. Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa, cụ thể như sau:

+ Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa đó bằng thời gian lao động.

+ Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản có là khác nhau bởi mỗi người có một tay nghề riêng.

+ Khi lượng hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.

+ Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung binhg và thời gian làm việc cũng không cao.

– Hai thuộc tính của giá trị hàng hóa đó là giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. 

+ Giá trị sử dụng là công dụng của việc tiêu dùng hàng hóa, sức mạnh thỏa mãn mong muốn của con người đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ trong nền kinh tế chính trị cổ điển.

+ Giá trị trao đổi là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có thể có được trên thị trường để đổi lấy một thứ cụ thể. Nói cách khác, đó là giá của một hàng hóa cụ thể có thể được bán và mua trên thị trường.

– Còn lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

* Thước đo lượng giá trị của hàng hóa:

– Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa người ta dùng bằng thước đo thời gian.

Ví dụ một người công nhân sản xuất gạch chỉ cần mất 1h để tạo ra sản phẩm, nhưng để tạo ra được một sản phẩm thì người thợ may cần tốn đến 4h (lượng lao động hao phí).

– Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trường có rất nhiều người cùng sản xuất, nhưng mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau, tạo thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa là khác nhau. Vì vậy nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để đo lượng giá của hàng hóa thì sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa đó có càng nhiều giá trị.

Ví dụ: Hai người thợ mộc làm cái ghế, người thứ nhất tốn 2h để tạo ra sản phẩm, người thứ hai mất 3h để tạo ra sản phẩm. Do vậy nếu kết luận người thợ mộc thứ nhất có lượng giá trị của hàng hóa nhiều hơn người thợ mộc thứ hai là sai.

Vì chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy. Do vậy thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.j.

Ví dụ: thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất 1 cái ghế là 2 tiếng.

– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất đinh

* Năng suất lao động:

– Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

– Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.

– Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân.

+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ

+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất

+ Trình độ tổ chức quản lý

+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản suất

+ Các điều kiện tự nhiên

Như vậy: muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

* Cường độ lao động:

– Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn cị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

– Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

– Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.

– Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó nó gần như là một yếu tố có sức sản xuất vô hạn, còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi

– Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó nó là yếu tố của sức sản xuất có giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

* Độ phức tạp của lao động:

– Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

+ Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.

+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.

– Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tao ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá tình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.

Như vậy: Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.

3. Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

– Thước đo lượng giá trị của hàng hóa: Đo lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa bằng thước đo thời gian như một giờ lao động, một ngày lao động, … Do đó, lượng giá trị của hàng hóa cũng dó thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ khác nhau.

– Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt của hàng hóa mà từng người sản xuất ra. Vậy phải chăng lao động cá biệt nào càng lười biếng, vụng về, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị.

– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình trình độ khéo léo trung binhg và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Trong một xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa, với thời gian lao động cá biệt hết sức khác biệt nhau, thì thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

* Ví dụ: Cùng sản xuất một chiếc áo như nhau nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau, nên thời gian hao phí để sản xuất ra một chiếc áo cũng khác nhau. Người thợ may 1 mất 2 tiếng để may xong 1 chiếc áo, những cũng chiếc áo đó người thợ may 2 chỉ mất 1 tiếng để may xong, đó là sự khác nhau về trình độ tay nghề, cách thức sản xuất, dây chuyền máy móc trong hoàn cảnh của 2 người thợ may.

Trên đây là bài viết về “Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Ví dụ?” của Luật LVN Group. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline 1900.0191 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!