Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Cụ thể hơn tại điều 72 của Luật SHTT thì Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo quy định trên thì nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải được thể hiện dưới dạng nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều. Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì dấu hiệu “mùi” không phải là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu trong luật SHTT.
Tuy nhiên, cùng với việc Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), theo đó Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Trong thỏa thuận liên quan đến sở hữu trí tuệ của CPTPP có quy định: Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu.
Theo đó, CTTPP quy định dấu hiệu “mùi” sẽ sẽ được các bên tham gia hiệp định nỗ lực hết sức để đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại Việt Nam chưa có quy định, trình tự, thủ tục cũng như cách thức để tiến hành đăng ký nhãn hiệu là dấu hiệu mùi. Như vậy, để đảm bảo sự tương thích pháp luật khi Việt Nam trở thành thành viên của CPTPP, Cơ quan nhà nước Việt Nam cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về SHTT.
Với quan điểm của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191, nếu dấu hiệu mùi được công nhận là nhãn hiệu thì dấu hiệu này cũng phải có chức năng tương tự đối với các nhãn hiệu theo quy định, đó là: có khả năng phân biệt, nghĩa là mùi đó phải có khả năng phân biệt với các mùi khác và giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
Trên thế giới hiện đã có một số quốc gia vùng lãnh thổ chấp thuận việc đăng ký nhãn hiệu mùi có thể kể đến như:
- Nhãn hiệu “mùi hương hoa đại” (Phumeria Blossoms) cho sản phẩm “chỉ may và chỉ thêu” (Mỹ);
- Nhãn hiệu “mùi của cỏ vừa mới cắt” cho sản phẩm bóng tennis (Châu Âu).
Dịch vụ tư vấn nhãn hiệu của công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191
- Tư vấn, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu;
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
- Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu: Theo qui định của pháp luật Việt Nam và một số nước nhãn hiệu chỉ được xác lập quyền trênc ơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây chính là nguyên tắc ưu tiên người đăng ký trước khác với luật sở hữu trí tuệ của Mỹ và một số quốc gia khác nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở chứng minh ưu tiên người sử dụng trước;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Quyền đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung được xác nhận phạm vi bảo hộ theo lãnh thổ quốc gia, tức là nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó mà không phải cứ đăng ký một quốc gia đương nhiên được bảo hộ trên toàn thế giới. Do vậy, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình ở các quốc gia khác nhau cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở các quốc gia đó để hàng hóa, dịch vụ của mình không bị tranh chấp về việc sử dụng nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
- Đại diện cho khách hàng, doanh nghiệp, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Đánh giá hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khả năng vi phạm các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu;
- Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu;
- Hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo qui định của pháp luật