Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng năm 2023

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, có thể nhìn thấy được, thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (theo quy định tại Điều 4 khoản 20 Luật SHTT)

Điều 75 Luật SHTT hiện hành và  Điều 42.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

  1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Có thể thấy đây là những quy định mang tính định lượng, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể chính xác con số, số lượng … để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên một nhãn hiệu nổi tiếng có tính phân biệt rất cao, khác với các loại khác, phạm vi bảo hộ rộng lớn, được nhiều khách hàng biết đến. Do vậy sự nhầm lẫn nó với một nhãn hiệu tương tự gần như là không có.

Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Theo đó, hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục Sở hữu trí tuệ chỉ khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Yêu cầu xem xét nhãn hiệu nổi tiếng có thể diễn ra trong các trường hợp sau:

  • Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiêng.
  • Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra pháp luật Việt Nam cũng không quy định rõ nhãn hiệu để được công nhận ở Việt Nam có cần phải được sử dụng ở Việt Nam hay không.

Mọi thông tin liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn chi tiết!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com