Tuy nhiên phía ngân hàng vẫn tiếp tục gọi điện thoại làm phiền tôi thông qua các đầu số khác nhau. Tôi rất phiền vì vấn đề này, tôi có thể khởi kiện ngân hàng vì việc quấy rối vô cớ này hay không?

 

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn hoàn toàn không biết về việc vay và cho vay giữa A và ngân hàng VP bank cũng như bạn đã lâu rồi không có gặp lại A, như vậy có thể là phía ngân hàng đã có được số điện thoại của bạn dựa vào danh bạ trên điện thoại của A khi giao kết hợp đồng vay. Việc cung cấp các số điện thoại của những người có thể liên hệ khi cần thường là việc ngân hàng bắt buộc khách hàng của mình thực hiện, trong nhiều trường hợp để tránh ảnh hưởng đến người thân thì người vay sẽ đưa ra số điện thoại của những người mà mình ít có liên quan nhất. Do đó vô tình những người này đã trở thành đối tượng để các ngân hàng tìm đến đòi nợ một cách gián tiếp mà không hề biết gì về hợp đồng vay đã được giao kết.

Hiện tại, pháp luật chưa có chế tài cụ thể để giải quyết vấn đề này, vì vậy trước tiên bạn có thể báo cho bên cơ quan Viễn thông, áp dụng biện pháp chặn số điện thoại. Nếu phía ngân hàng tiếp tục sử dụng các loại sim khác nhau để gọi đến thì bạn có thể liên lạc với ban lãnh đạo của bên VP bank để làm rõ sự việc. Trong trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn cần trình báo với cơ quan công an để phối hợp giải quyết. 

Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp lý về ván đề này như sau:

Hiện nay, thời đại 4.0 đang phát triển kèm theo các dịch vụ cho vay online, vay tín chấp ở tại các công ty tài chính càng được sử dụng phổ biến. Với ưu thế về các thủ tục vay nhanh gọn, không rườm rà, hồ sơ đơn giản chỉ cần giấy tờ tùy thân là có thể vay nên nhu cầu vay qua các công ty tài chính càng ngày càng cao. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực khi vay các công ty tài chính, việc bị khủng bố, gọi điện làm phiền giục trả nợ hay làm phiền đến người thân của người vay cũng không hiếm, thậm chí người vay còn bị đe dọa đòi trả nợ. Vậy làm thế nào khi ngân hàng, công ty tài chính gọi điện làm phiền, đe dọa, khủng bố để thu hồi nợ? 

 

1. Thực trạng không vay tiền vẫn bị khủng bố điện thoại hiện nay diễn ra như thế nào?

Theo Bộ TT&TT, thủ đoạn của hình thức này là khi vay tiền bằng hình thức tín chấp, người vay phải đồng ý cho phép người cho vay được quyền sử dụng, truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội thông qua ứng dụng vay (app).

Khi người vay không trả tiền đúng hạn hay mất liên lạc thì người cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ này để nhắn tin, gọi điện thoại để đòi nợ, cho dù không liên quan đến các khoản vay nợ đó, gây phiền hà, quấy rối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người không có nghĩa vụ trả nợ.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị những người cho vay nợ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng danh dự uy tín của người bị đòi nợ.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị những người cho vay nợ sẽ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị đòi nợ.

Đây là sự việc xảy ra rất nhiều thời gian này, đặc biệt trong thời gian tết nguyên đán đang gần kề. Thậm chí, nhiều người đã chặn số điện thoại này thì các app sử dụng số điện thoại khác gọi điện để làm phiền, đòi nợ, thậm chí là đe dọa, uy hiếp và xúc phạm.

Không chỉ đe dọa, uy hiếp, nhiều người còn bị các app chế ảnh đăng lên facebook, zalo để xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đăng thông tin cá nhân lên các trang web đen… khiến cuộc sống ảnh hưởng rất nhiều.

Theo quy định tại khoản 1 điều 466 Bộ luật dân sự, người vay có tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn. Đồng thời, nếu hai bên thỏa thuận việc vay vốn có lãi thì bên vay phải trả đủ cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã quy định trừ trường hợp có quy định khác.

 

2. Nguyên nhân nào công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?

Thứ nhất, có thể do thông tin khách hàng bị lộ, người khác có được thông tin này và dùng chính thông tin đó để tiến hành vay nợ với công ty tài chính. Sau đó không thanh toán nợ đầy đủ cũng như đúng hạn nên sẽ thường bị công ty tài chính đe dọa, làm phiền.

Thứ hai, khách hàng đang sử dụng dịch vụ của công ty tài chính, có vay nợ và hiện chưa trả hoặc chưa trả đủ bị quá hạn khoản vay. Do đó, công ty tài chính sẽ có bộ phận thu nợ gọi điện thường xuyên, liên tục làm phiền yêu cầu khách hàng trả nợ số tiền đã vay theo đúng cam kết, thỏa thuận; thậm chí còn nhắn tin, gọi điện mang tính chất đe dọa buộc phải thanh toán số nợ bằng được.

Thứ ba, hiện nay rất nhiều trường hợp người thân trong gia đình có vay nợ với các tổ chức công ty tài chính, họ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người thân trong gia đình cá nhân đó để làm tin, nếu như người đó không trả được nợ hoặc quá hạn trả nợ thì phía bên công ty tài chính sẽ gọi điện cho người thân mà thông tin đã có được để làm phiền, thúc giục, yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi.

 

3. Quy định về nhắc nợ, đòi nợ đối với công ty tài chính 

Cho vay qua công ty tài chính hiện nay rất phổ biến. Khi làm hồ sơ, người đi vay chỉ cần cung cấp giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hay sổ hộ khẩu; thông tin của người thân thì có thể dễ dàng vay được tiền. Trong trường hợp người đi vay không trả đúng hạn hoặc không trả nợ tiền, công ty tài chính sẽ có những hướng xử lý gọi điện nhắc nhờ, thậm chí nhắc nhở nhiều lần kèm theo cả đe dọa đến người thân xung quang cũng như chính người đi vay rất nhiều lần.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, hành vi mà công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thu hồi nợ như sau:

“2. Quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và phải có các nội dung cụ thể sau đây:

đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ. Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định trên, công ty tài chính tiến hành nhắc nhở khách hàng trả nợ phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

– Công ty tài chính gọi điện nhắc trả nợ không được sử dụng biện pháp đe dọa đối với khách hàng.

– Giới hạn việc gọi điện nhắc nhở về việc trả tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày.

– Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ.

– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, tức hiểu là những người thân của khách hàng vay hay bạn bè trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 

4. Làm gì khi bị công ty tài chính gọi điện khủng bố, làm phiền?

Các hướng xử lý khi bị công ty tài chính gọi điện làm phiền có thể kể đến như sau:

– Khi khách hàng đã thanh toán, trả nợ xong rồi mà vẫn bị công ty tài chính gọi điện làm phiền những dịch vụ không có nhu cầu, thì mình nói rõ với công ty tài chính khi bị gọi điện quá nhiều hoặc dứt khoát chặn số điện thoại để tránh làm phiền.

– Khi khách hàng có vay mượn nợ nần với bên công ty tài chính tín dụng, điều đầu tiên là hạn chế không được cung cấp thông tin số điện thoại hoặc thông tin liên hệ nào khác của người thân trong gia đình, bạn bè xung quanh để tránh việc họ có được thông tin liên hệ để gọi điện nhắc nhở, phiền nhiễu. Khi đã vay, khách hàng nên tiên lượng trước khả năng trả nợ như thế nào, và cố gắng thanh toán nợ nần đúng thời hạn đề giảm thiểu việc bị gọi điện.

– Hiện nay, cũng có rất nhiều trường hợp bị lộ thông tin rồi bị người khác lấy thông tin đó đi vay nợ của công ty tài chính. Sau đó, bị công ty tài chính gọi điện mà không hề hay biết. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này, các bạn phải đến trực tiếp chi nhánh hoặc trụ sở công ty tài chính nơi mình cư trú để trình báo cũng như yêu cầu xác nhận hồ sơ; hoặc báo trực tiếp cho số tổng đài hoặc nhân viên gọi điện.

– Còn nếu như khách hàng đang có khoản vay, đến hạn vì lý do cá nhân không có khả năng trả nợ của tháng đó thì sẽ làm đơn từ trình bày hoàn cảnh nộp lên người có thẩm quyền của công ty tài chính để xin xem xét giãn thời hạn trả nợ. Nếu bên công ty tài chính không xem xét và có hành vi đi quá giới hạn đe dọa, xúc phạm nhân phẩm đến khách hàng, thậm chí còn đăng tải hình ảnh cá nhân, hình ảnh gia đình của khách hàng đó lên mạng xã hội quy chụp lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khách hàng có quyền làm đơn tố cáo hành vi đó ra Cơ quan công an chức năng để giải quyết.

 

5. Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì nên xử lý như thế nào?

Khi không vay tiền nhưng vẫn bị các công ty tài chính, ngân hàng, các tổ chức tín dụng liên tục dùng điện thoại để đòi nợ, đe dọa, quấy rối, vu khống, thậm chí xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì hành vi bị coi là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại điểm g khoản 3 ĐIều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị phạt đến 20.000.000 đồng.

Khi bị làm phiền thì đầu tiên người bị làm phiền cần tìm cách thu thập lại bằng chứng về việc đói nợ bất hợp lý như:

– Ghi âm hoặc quay lại phim lại các cuộc gọi đòi nợ;

-Lưu lại nhưng tin nhắn đòi nợ, đe dọa đòi nợ,…

– Lưu lại thông tin màn hình, giao diện mạng của người đòi nợ, người đưa tin đối với trang đưa tin,…;

– Lập vi bằng ghi nhận lại các thông tin tin nhắn, những thông tin đăng tải mà có nội dung đe dọa, vu khống và xúc phạm danh dự, nhân phẩm,…

Sau khi có những bằng chứng thì người bị làm phiền có xử lý bằng những cách sau:

Cách 1: Liên hệ, làm rõ với tổ chức tín dụng, ngân hàng

Đầu tiên khi nhân viên của tổ chức tín dụng cho vay tiền gọi điện tới cần giải thích cho người điện là mình không có vay tiền, đề nghị họ xem xét lại hồ sơ vay. Người bị làm phiền cần hỏi thông tin của bên cho vay, yêu cầu bên đòi nợ cung cấp chứng từ, hợp đồng chứng minh về việc vay nợ của mình.

Lưu ý: trong quá trình trao đổi tuyệt đối cung cấp thông tin của mình cho bên đòi nợ.

Nếu không thể trao đổi được với người gọi điện mà có được thông tin của tổ chức đòi nợ thì người bị làm phiền có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng của công ty để khiếu nại, khi đi mang theo các bằng chứng chứng minh mình không liên quan đến các khoản nợ đó, và đã bị làm phiền, chửi bới, đe dọa như thế nào?

Cách 2: Trình báo ra cơ quan công an

Người bị làm phiền có thể đến trực tiếp cơ quan Công an để trình báo về hành vi của tổ chức, cá nhân đòi nợ bạn hoặc làm đơn trình báo gửi qua đường bưu điện kèm theo bằng chứng để trình báo. Cơ quan công an khi tiếp nhận thông tin trình báo sẽ điều tra, tùy vào hành vi vi phạm sẽ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hồ nơ cần nộp để trình báo gồm:

– Đơn trình báo/tố cáo hành vi vi phạm.

– Các giấy tờ, tài liệu, chứng minh bản thân không vay tiền, giấy tờ tài liệu chứng minh mình đã bị làm phiền, vu khống hoặc đe dọa danh dự, nhân phẩm kèm theo số điện thoại của người đòi nợ.

Cách 3: Đề nghị sở Thông tin và truyền thông xử lý

Việc lợi dụng thông tin trên mạng, sử dụng mạng xã hội, mạng internet,… để thực hiện hành vi đòi nợ cũng vi phạm quy định của Bộ thông tin và Truyền thông quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng. Nếu người bị làm phiền biết được thông tin địa chỉ của tổ chức, cá nhân đòi nợ thì có thể gửi đơn trình báo đến Sở thông tin và truyền thông nơi công ty đặt trụ sở để đề nghị xử lý.

Cách 4: Gửi đơn trình báo đến Thanh tra, giám sát ngân hàng

Người bị đòi nợ có thể gửi đơn trình báo sự việc đến cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng để đề nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, công ty đòi nợ.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, thì bạn có thể chọn theo cách phù hợp với hoàn cảnh của bạn mà chúng tôi vừa cung cấp bên trên để giải quyết việc các công ty tài chính, ngân hàng, các tổ chức tín dụng gọi điền làm phiền. Ngoài ra bạn có thể nên chặn tin nhắn, cuộc gọi đến từ các cá nhân, tổ chức đòi nợ để tránh những tin nhắn, cuộc gọi này gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.

Cuộc sống càng hiện đại thì thông tin cá nhân càng dễ bị rò rỉ, những thông tin cá nhân được các tổ chức, cá nhân bán qua lại, nó có thể giúp họ tìm được khách hàng tiềm năng để có thể tiêu thụ sản phẩm họ luôn bán, nhưng cũng có tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, ngân hàng sử dụng thông tin này vào mục đích trục lơi. Đây là nguyên nhân sinh ra các vụ việc không vay mượn tiền mà vẫn bị đòi nợ như trên. Vậy nên hãy bảo mật thông tin cá nhân của mình một cách cẩn thận. Chỉ tiết lộ thông tin khi thực sự cần thiết và thận trọng để tránh những rủi ro pháp lý mai sau.

Mọi vướng mắc về các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan đến các vấn đề pháp lý quý khách vui lòng liên hệ đến bộ phận hỗ trợ khách hàng của chúng tôi 1900.0191 để được hỗ trợ, giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!