>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Cá nhân có thể ký hợp đồng với chính mình không? Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ gửi tới khách hàng chi tiết về vấn đề này.

 

1. Cá nhân có thể ký hợp đồng với chính mình không?

Khoản 3, điều 114 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Theo khoản 3 điều 114 bộ luật dân sự 2015 quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện  giao dịch dân sư với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo căn cứ trên thì một người không thể thực hiện giao dịch với chính mình được. Do đó trong trường hợp của khách hàng, khách hàng không thể ký hợp đồng của hai công ty đều do bạn đại diện. Nhưng khách hàng có thể uỷ quyền lại cho một người khác trong một công ty để đứng ra ký kết hợp đồng này với khách hàng.

Như vậy, theo căn cứ trên thì một người không thể thực hiện giao dịch với chính mình được. Do đó trong trường hợp của bạn, bạn không thể ký kết hợp đồng của hai công ty đều do bạn đại diện. Nhưng bạn có thể ủy quyền lại cho một người khác trong 1 công ty để đứng ra ký kết hợp đồng này với bạn.

 

2. Các bước ký kết hợp đồng

Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghi lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hạ cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng: được xác đinh như sau

– Do bên đề nghị ấn định

– Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị có quyền thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp :

– Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị

– Điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị làm phát sinh chỉ trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc thay đổi, rút lại đề nghi khi điều kiện đó phát sinh. Lưu ý khi nội dung của đề nghị thay đổi thì được xác định là đề nghị mới.

Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất: Bên được đề nghị khi đã chấp nhân đề nghi giao kết hợp đồng được nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị. Khi bên được đề nghị sửa đổi đề nghi thì coi như bên này đã đưa ra đề nghị mới.

Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng được huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng khi:

– Đã nêu quyền huỷ bỏ trong đề nghị

– Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị trước khi bên này gửi thông báo nhận đề nghị giao kết.

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: Các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

– Bên được đề nghị chấp nhận việc giao kết hợp đồng;

– Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị giao kết;

– Hết thời hạn trả lời đề nghị;

– Khi thông báo về việc thay đổi, rút lại đề nghị hợp đồng có hiệu lực;

– Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng;

– Theo thoả thuận của các bên trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Bước 2: Trong ký kết hợp đồng : Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi và chỉ khi các bên có thảo thuận hoặc thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghi giao kết hợp đồng

– Trường hợp bên đề nghị ấn định thời gian trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghi mới của bên chậm trả lời

– Trường hợp bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực nếu được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý

– Trường hợp các bên trực tiếp giao kết với nhau bằng điện thoại hoặc phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay.

Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.

Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng: Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng khi và chỉ khi thông báo về việc rút lại đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Bước 3: Trong ký kết hợp đồng: Giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết

Giao kết hợp đồng bằng lời nói: Xác định là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng

Giao kết bằng văn bản: Xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hoặc bằng hình thức chấp nhận khác thể hiện trên văn bản.

Giao kết hợp đồng bằng lời nói, sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết được xác định như trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng lời nói

Các bên thoả thuận sự im lặng: Sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đòng trong  một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Bài viết trên Luật LVN Group đã gửi tới khách hàng về vấn đề cá nhân có thể ký hợp đồng với chính mình không. Trong bài viết nếu có phần nào chưa hiểu quý khách hàng có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được tư vấn. Xin trân trọng cảm ơn!