Luật cạnh tranh năm 2018 lược bỏ một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước đây được quy định tại Luật cạnh tranh năm 2004. Tuy nhiên, khoản 7 Điều 45 của Luật lại quy định về “cức hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của luật khác”.

Bên cạnh pháp luật cạnh tranh, hiện nay các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn xuất hiện ở Luật sở hữu trí tuệ và Luật viễn thông.

Theo quy định tại Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kình doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, sổ lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lí của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lí do chính đáng;

– Đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lí mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí tương ứng.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 19 Luật viễn thông quy định một số hành vi cạnh tranh bị cấm trong lĩnh vực viễn thông bao gồm:

– Bù chéo dịch vụ viễn thông đế cạnh tranh không lành mạnh;

– Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

– Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

– Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kĩ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.

Khác với Luật cạnh tranh năm 2004, Luật cạnh tranh năm 2018 quy định trong trường hợp xung đột pháp luật với luật khác sẽ ưu tiên áp dụng quy định của luật đó. Đồng thời, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/9/2019 cũng không quy định về việc xử lí đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45, do đó cơ quan cạnh tranh sẽ không có thẩm quyền xử lí các hành vi dạng này.

Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group