có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng được nhiều người lao động quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện và chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Điều 2 nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định hai điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

c) Người lao động giúp việc gia đình;

d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

h) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
a) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
c) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).

– Mức đóng hằng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

                                                                           Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

– Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.

– Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó:

– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).

– m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5 năm 2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.

Ví dụ 22: Bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 5/2016 với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng, phương thức đóng hằng tháng. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng của bà P sẽ là 22% x 4.000.000 đồng/tháng = 880.000 đồng/tháng.

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Ví dụ 23: Bà P ở Ví dụ 22, đến tháng 9/2016 bà P đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 6 tháng một lần. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 tháng của bà P sẽ là 6 tháng x 880.000 đồng/tháng = 5.280.000 đồng.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
                                                                 Các thức đóng và hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

– T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).

– Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).

– r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

– n: Số năm đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:

                                                                Các thức đóng và hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

– T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

– Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).

– r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

– t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

5. Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có), được xác định theo công thức sau:  

                                                            Các thức đóng và hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trong đó:

– HT: Số tiền hoàn trả (đồng).

– Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).

– T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).

– r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).

– n: Số năm đã đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

– t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng.

– i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).

3. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

– Đóng hàng tháng;

– Đóng 03 tháng một lần;

– Đóng 06 tháng một lần;

– Đóng 12 tháng một lần;

– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

– Đóng một lần cho những năm còn htiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

* Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện theo 1 trong các phương thức :Đóng hàng tháng; Đóng 03 tháng một lần; Đóng 06 tháng một lần; Đóng 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. Đến khi nào còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

4. Chế độ hưu trí : bao gồm hưu trí hàng tháng và hưu trí một lần

4.1 Chế độ hưu trí hàng tháng

– Điều kiện hưởng:

+ Nam từ đủ 60 tuổi trở lên; Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên

– Mức hưởng lương hưu hàng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu x mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

– Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng: mức tối đa là 75%

+ Từ 1/1/2016 đến trước 1/1/2018:

Đối với nam: 45% x 15 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Đối với nữ: 45% x 15 năm + mỗi năm tăng thêm x 3%

+ Từ ngày 1/1/2018 trở đi

Đối với nam:

Năm 2018: 45% x 16 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Năm 2019: 45% x 17 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Năm 2020: 45% x 18 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Năm 2021: 45% x 19 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Từ năm 2022: 45% x 20 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

Đối với nữ: 45% x 15 năm + mỗi năm tăng thêm x 2%

4.2. Chế độ hưởng hưu trí một lần

* Đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

– Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu ( Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) như g chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiết tục tham gia bảo hiểm xã hội;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Người đang mức một trong những bênh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

* Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tính theo số năm đóng bảo hiểm:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group