Luật sư trả lời:

1. Hợp nhất văn bản theo quy định pháp luật ?

Hợp nhất văn bản chính là hoạt động đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ dung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó ( sau đây gọi tắt là văn bản sửa đổi, bổ sung) vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 –  Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 – Điều 168 – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:

“Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.”

 Thông thường, khi một văn bản pháp luật được ban hành dưới dạng Luật hoặc Bộ Luật có những điều luật chưa phù hợp, không phù hợp với thực tiễn hoặc các nhà làm luật muốn bổ sung những quy định nhằm hướng dẫn cho việc thi hành một hoặc một số điều luật thì lúc này sẽ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới dưới dạng Nghị định, Thông tư,… hướng dẫn Điều luật đó. Tuy nhiên, theo thời gian, việc ban hành các Nghị định, Thông tư rời rạc sẽ gây nhiễu cho quá trình tra cứu văn bản pháp luật hoặc gây ra trường hợp bỏ sót, sử dụng thiếu điều Luật. Ngoài ra, trong trường hợp các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên có nhiều điều khoản hoặc văn bản đã hết hiệu lực được thay đổi, quy định bằng một văn bản khác. Điều này ảnh hưởng đến việc tra cứu luật của người có nhu cầu tra cứu.

 Vì vậy, việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là việc làm cần thiết và vô cùng hợp lý. Theo Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012 tại Khoản 3 – Điều 2 định nghĩa về Văn bản hợp nhất như sau:

“Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung”.

Việc hợp nhất văn bản gốc và những văn bản, Thông tư, Nghị định hướng dẫn khác không làm thay đổi thứ tự điều khoản, nội dung cũng như hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Hiện nay, không có văn bản nào quy định về cách thức, hình thức dẫn chiếu văn bản hợp nhất. Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày văn bản pháp luật của các nhà làm luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015:

“1. Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.”

Việc hợp nhất văn bản không làm thay đổi thứ tự điều khoản, nội dung cũng như hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Hiện nay, không có văn bản nào quy định về cách thức, thứ tự, câu từ khi dẫn chiếu văn bản như bạn thắc mắc. Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày văn bản của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đưa ra các quy định pháp luật thành văn phải rõ ràng, sáng tỏ thì việc trích dẫn văn bản pháp luật cần ngắn gọn và dễ hiểu, cũng dễ dàng để người đọc có thể tìm kiếm quy định đó. Cho nên, với ví dụ của bạn, có thể trích dẫn như sau:

“Theo khoản 23 Điều 5 của Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành ngày 28/04/2016″.

Về bản chất, khi nói đến văn bản hợp nhất (VBHN) thì người đọc sẽ hiểu được rằng đã có sự sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, nên bạn không cần trích dẫn rõ “được sửa đổi, bổ sung…”. Về hình thức, bạn chỉ cần trích dẫn tên VBHN, không cần trích ra tên các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung trước đó và sửa đổi, bổ sung lần thứ mấy, bởi có những văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trích dẫn ra thì rất dài dòng. Chẳng hạn như Luật Quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi vào các năm 2012 và năm 2016.

 

2. Hướng dẫn cách trích dẫn văn bản hợp nhất đúng quy định pháp luật ?

Việc hợp nhất văn bản Luật, Bộ Luật với những điều khoản hoặc văn bản hướng dẫn không làm thay đổ đi điều khoản, nội dung hay hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Việc hợp nhất này nhằm đảm bảo đưa ra các quy định pháp luật một cách rõ ràng, cụ thể nhất và các nguồn trích dẫn phải đáp ứng điều kiện về hình thức: ngắn gọn, xúc tích, đúng nội dung, đúng lĩnh vực cần tham gia quy định để người đọc dễ dàng tìm kiếm, hiểu và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. 

Để người đọc hiểu được văn bản đã sửa đổi, bổ sung tại văn bản pháp luật nào, hiện nay hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, khi sử dụng hệ thống tra cứu pháp luật của Chính phủ, thông tin sẽ cho ra dưới dạng văn bản đã hợp nhất, còn hiệu lực pháp lý theo quy định pháp luật. Vì vậy, chỉ cần trích dẫn tên Văn bản hợp nhất và không cần trích rõ tên các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung trước đó và sửa đổi, bổ sung lần thứ mấy, bởi có những văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trích dẫn ra thì rất dài dòng. Hiện tại, những văn bản pháp luật trên hệ thống Thư viện pháp luật cũng cập nhật đầy đủ những thông tin của Văn bản hướng dẫn trước hoặc hiện tại đã hết hoặc đang còn hiệu lực thi hành.

 

3. Quy định pháp luật về cơ quan có thẩm quyền tổ chức văn bản hợp nhất và thời hạn ban hành ?

Căn cứ theo Pháp lệnhh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012  quy định về Thẩm quyền của cơ quan tổ chức văn bản hợp nhất như sau:

– Đối với những văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản liên tịch giữ Ủy ban thường vụ Quốc hội với cơ quan trung ương sẽ được thực hiện hợp nhất và ký kết văn bản hợp nhất do chủ nhiệm Văn phòng quốc hội ký với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – Xã hội. Thời hạn kiểm tra và ký văn bản xác nhận hợp nhất không quá 05 ngày làm việc;

– Đối văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện việc hợp nhất và ký xác nhận văn bản hợp nhất với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội sẽ do Người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản được sửa đổi, bổ sung bằng văn bản liên tịch. Thời hạn để cơ quan chủ trì soạn thảo và ký xác nhận việc hợp nhất văn bản không có thời hạn 02 ngày làm việc ; chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được văn b;

– Đối với với văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, văn bản liên tịch do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao soạn thảo sẽ được thực hiện hợp nhất và ký văn bản xác thực việc hợp nhất do Chánh án tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện. Thời hạn Chánh án Tòa án tối cao kiểm tra và ký xác nhận văn bản hợp nhất không quá 05 ngày làm việc ;

– Đối với văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, văn bản liên tịch do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành sẽ được tổ chức thực hiện hợp nhất và ký xác thực văn bản hợp nhất do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thiện. Thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản ;

– Đối với văn bản hợp nhất do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, văn bản liên tịch do các bộ duy trì soạn thảo thì được thực hiện việc hợp nhất và ký xác nhận văn bản hợp nhất do Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang bộ hoàn thiện. Thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản.

 

4. Hướng dẫn cách trích dẫn văn bản pháp luật chính xác nhất ?

Khi thực hiện trích dẫn nội dung văn bản pháp luật vào trong nội dung mà chủ thể muốn soạn thảo, cần tuân theo những trình tự trích dẫn sau đây để người đọc và người viết xác định được đã trích đúng văn bản hay chưa và dễ dàng tra cứu được nội dung trích dẫn của văn bản pháp luật đó :

Thứ nhất: Hình thức trích dẫn văn bản pháp luật

Khi trích dẫn văn bản là Bộ Luật, Luật, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh…., chủ thể tiến hành trích dẫn Căn cứ vào văn bản trích dẫn như: tên loại văn bản là gì,  số kí hiệu trên văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản,… Ví dụ: Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai,…

Thứ hai: Cách trích dẫn điều luật

Trường hợp trích dẫn đến Điều, Khoản, Điểm thì chủ thể trích dẫn không phải xác định rõ Phần, Chương, Mục, có chứa nội dung trích dẫn ;

Trường hợp trích dẫn đến Khoản, Điểm thì người viết phải xác định rõ Khoản, Điểm đó thuộc Điều bao nhiêu của văn bản đó ;

Trường hợp trích dẫn các Điều, Khoản, Điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của Điều, Khoản, Điểm (tức là Điều, Khoản, Điểm) ;

Ví du: Căn cứ Điểm a – Khoản 1 – Điều 7 – Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai quy định về cơ quan có thẩm quyền lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,…

Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ sẽ giúp bạn trong việc tìm kiếm và tra cứu, trích dẫn văn bản pháp luật hợp lý và phù hợp với nhu cầu. Trong trường hợp bài viết có nội dung nhầm lẫn hoặc bạn có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua email: [email protected], để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin chân thành cảm ơn!