Chế độ chính sách dành cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Các Luật và các Nghị định đã nên ra các chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng cháy chữa cháy khi tham gia cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống khách quan.

 

1. Chế độ đối với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn?

Theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, người được huy động tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ, cán bộ, đôi viên Đội dân phòng, Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và Đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ được hưởng những chế độ, chính sách theo quy định khi tham gia công tác cứu hộ, phòng cháy chữa cháy tại Luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013. Tại Nghị định này theo Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 quy định về những chính sách đối với cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, các chiến sĩ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sũ, học viên, chiến sĩ nghĩa vụ Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngoài việc được hưởng những chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân thì còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi tham gia cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra, đối tượng này được hưởng các chế độ, chính sách như đối với người làm các ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo Điều 19- Nghị định 30/2017/NĐ-CP cũng quy định về chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nghị định cũng chia rõ trường hợp người được hưởng lương từ ngân sách trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ hoặc người không được hưởng mức lương cơ sở từ ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

 

2. Chế độ đối với cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hy sinh tròng thời gian thực hiện nhiệm vụ?

Cũng theo Điều 20- Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tham gia ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn khi bị ốm đau, tai nạn và chết. Trong trường hợp theo khoản 1- người gặp sự cố tai nạn, chết trong trường hợp đang làm nhiệm vụ sẽ được hưởng đầy đủ những chế độ theo quy định pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn lao động. Đối với khoản 2- trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng theo Khoản 1, trường hợp không thyam gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị chết, kể cả trong thời gian điều trị lần đầu thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Tương tự, theo Điều 35- Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cũng được hưởng  các chế độ, chính sách về hưởng bảo hiểm xã hội, hưởng tiền lệ phí mai táng, tiền tuất theo quy định. Những khoản chi chế độ nêu trên do các tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định. 

Ngoài ra các chiến sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn được truy tặng danh hiệu, huân chương Chiến sĩ, Tổ quốc ghi công, thăng cấp cấp bậc hàm đối với các chiến sĩ,… và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nội dung bài viết có nhầm lẫn hoặc quý bạn đọc có nội dung chưa rõ cần giải đáp, mời vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!