1. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ sở hữu nước ngoài ?
Trả lời: Theo quy định tại điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Căn cứ theo quy định trên thì người chủ sở hữu thứ 2 là người Việt vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty.
Đối với cá nhân nước ngoài là người mở công ty hiện tại đang giữ chức danh quản lí thì theo quy định của khoản 2 điều 2 nêu trên thì nếu người đó có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Như vậy, cá nhân người nước ngoài này cũng cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật Lao động. Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài cũng được hưởng chế độ như người Việt Nam.
2. Thủ tục báo giảm Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài ?
Trả lời: Khi người lao động là người nước ngoài nghỉ việc thì cần phải làm thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội ( BHXH) và chốt sổ BHXH cho người nước ngoài. Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm BHXH bao gồm:
1. Phiếu giao nhận hồ sơ (Mẫu 103- 01 bản)
2. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS-01 bản)
3. Quyết định/Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động… (Bản sao, 01 bản/người) hoặc Quyết định/Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động tập thể đính kèm danh sách (Bản sao)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ thì bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm nơi có trụ sở chính của công ty. Khi đã hoàn tất thủ tục báo giảm lao động để chốt được sổ BHXH công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho cơ quan bảo hiểm tính đến tháng mà người lao động nghỉ việc. Để thực hiện chốt sổ bảo hiểm, cần thực hiện xác nhận quá trình đóng BHXH của người lao động với hồ sơ như sau:
– Xác nhận quá trình đóng BHXH (áp dụng cho mẫu sổ cũ)
- Phiếu giao nhận hồ sơ (mẫu 301, 02 bản)
- Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người)
- Các tờ rời sổ (nếu có)
- Mẫu 01-XN/THS (nếu có) hoặc Mẫu C15-TS (nếu có)
- Đơn đề nghị của người tham gia (mẫu D01-TS, 01 bản)
– ,Xác nhận quá trình đóng BHXH (áp dụng cho mẫu sổ mới , dạng tờ bìa).
- Phiếu giao nhận hồ sơ (mẫu 321, 02 bản)
- Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới)
- Các tờ rời sổ (nếu có)
- Mẫu 01-XN/THS (nếu có) hoặc Mẫu C15-TS (nếu có)
- Đơn đề nghị của người tham gia (mẫu D01-TS, 01 bản)
3. Người nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam cần có những điều kiện gì?
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là Luật sư của LVN Group nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề Luật sư của LVN Group tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam”
4. Mức đóng BHXH cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ vào Điều 12 và Điều 13 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP, mức đóng và tiền lương đóng BHXH cho người nước ngoài được quy định như dưới đây:
4.1 Tỷ lệ đóng BHXH đối với lao động nước ngoài
Thời điểm từ 1/12/2018, tỷ lệ đóng BHXH căn cứ vào quỹ lương tham gia BHXH của người lao động:
+ Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản và 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, không cần đóng quỹ hưu trí, tử tuất. Tổng mức đóng là 3.5%.
+ Người lao động nước ngoài không phải đóng vào các quỹ nêu trên.
Thời điểm từ 1/1/2022, tỷ lệ đóng BHXH dựa vào quỹ thương tham gia BHXH như sau:
+ Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản, nộp 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.. Tổng là 17.5%
+ Người lao động nước ngoài đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tổng % người lao động cần đóng là 8% cho giai đoạn này.
4.2 Tiền lương đóng BHXH đối với lao động nước ngoài
Căn cứ vào Điều 30 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương quy định để đóng BHXH cho người nước ngoài bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo. Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Hãy gọi ngay 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group .