1. Chế độ tai nạn lao động với người lao động tham gia BHXH?

Chế độ tai nạn lao động với người lao động tham gia BHXH

Kính chào văn phòng Luật sư của LVN Group! Xin phép cho tôi được hỏi: – tôi bị tai nạn lao động gãy tay ngày 10/08/2016,phải mổ đóng đinh tại viện Việt Đức đến ngày 17/08/2016 ra viện thanh toán chi phí hết 29 triệu.phía công ty chỉ hỗ trợ tôi 5 triệu đồng và trả lương tháng 7/2016.đến nay là 28/10/2016 hơn 2 tháng không thấy công ty bồi thường thêm. tôi phải nghỉ làm 6 tháng theo chỉ định của bác sỹ và sau này còn một cuộc phẫu thuật tháo đinh vit.tôi làm cho công ty tư nhân nên không được ký hợp đồng lao động.vậy xin hỏi theo luật lao động tôi được công ty bồi thường thế nào?
Luật sư tư vấn:

Thứ nhất , trách nhiệm của người sử dụng lao động theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

.”

Vậy trong trường hợp này , công ty bồi thường cho bạn với mưc chi phí như vậy là chưa hợp lý , nêu trên thì người sử dụng lao động phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh ngoài BHYt đồng thời trả cho bạn toàn bộ tiền lương trong thời gian bạn nghỉ việc để điều trị bệnh . Mặt khác sau khi bạn điều trị ổn định thì bạn có thể làm giám định khả năng lao động và tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động thì NSDLĐ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo quy định nếu trên.

Thứ hai , Việc người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động và đóng BHXH cho bạn có trái với quy định của pháp luật?

Việc người sử dụng lao động có trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động và đống BHXH đối với bạn là quy định bắt buộc mà tất cả các đơn vị sử dụng lao động phải tuân theo không phân biệt đó là công ty tư nhân hay nhà nước , theo quy định của pháp luật hiện hành , hợp đồng giữa bạn và công ty được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản đều được pháp luật từa nhận , công ty bạn phải có nghĩa vụ đăng ký và đống BHXH hàng tháng cho bạn .

Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn được đóng BHXH thì ngoài khoản chi trả từ phía NSDLĐ bạn còn có thể nhận thêm 1 khoản trợ cấp từ quỹ BHXH nữa . Mức hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại luật BHXH 2014 như sau :

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Vậy việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là trái với quy định của pháp luật , để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn và yêu cầu công ty phải .

Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động, thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp người sử dụng lao động không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

Trân trọng./.

2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động?

Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Xin chào Luật sư. Em có câu hỏi muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. E bị tai nạn lao động ở công ty. Sau khi ra viện, giám định thương tật em bị suy giảm 17% khả năng lao động tạm thời. Vậy em có được trợ cấp bảo hiểm xã hội không?

Trả lời

Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, bạn bị tai nạn lao động tại công ty và bị suy giảm 17% khả năng lao động. Do đó, bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động tức trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng ./.

>> Xem thêm: Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường ?

3. Công ty không đóng BHXH, NLĐ bị tai nạn lao động, xử lý ra sao?

Thưa Luật sư của LVN Group ! tôi hiện đang làm việc tại 1 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tây Ninh, tôi muốn hỏi : tôi bắt đầu vào làm việc tại công ty vào ngày 02/06/2014 đến ngày 01/08/2014 thì ký hợp đồng lao động thời hạn là 14 tháng, đến ngày 07/09/2014 thì bị tai nạn lao động, kết quả giám định của hội đồng giám định là 6,8 % .

Toàn bộ chi phí điều trị và thời gian nghỉ phép đã được công ty và bảo hiểm y tế chi trả đầy đủ, ngoài ra công ty còn bồi thường thêm số tiền tai nạn lao động là 1600 000 đồng, trong trường hợp này tôi có được hưởng đền bù bảo hiểm tai nạn lao động không ? thời điểm xảy ra tai nạn lao động mà công ty vẫn chưa tham gia đóng bảo hiểm tai nạn cho tôi, thì quyền lợi của tôi được giải quyết như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn, Luật sư!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 :

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Theo quy định này thì bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, do bạn có hợp đồng lao động trong thời hạn 14 tháng với công ty. Bởi vậy công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thông qua việc trích một phần tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty lại không tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn, đây là hành vi vi phạm pháp luật về lao động nên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn nên có đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi này của công ty. Nếu cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn và xử lý hành vi này của Công ty theo quy định tại khoản 5,6 của Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việcở nước ngoài theo hợp đồng

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, hiện tại NSDLĐ chưa đóng bảo hiểm xã hội cho bạn, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì NSDLĐ sẽ phải thanh toán cho bạn khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động của bạn: “2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung: Thủ tục giải quyết tai nạn lao động và các quyền lợi mà người lao động được hưởng ?

4. Đang điều trị tai nạn lao động thì người lao động và người sử dụng lao động có phải nộp BHXH không?

Đang điều trị tai nạn lao động thì người lao động và người sử dụng lao động có phải nộp BHXH không?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.0191

Thưa Luật sư của LVN Group, cho tôi hỏi khi đang điều trị tai nạn người lao động và người sử dụng lao động có phải nộp BHXH không?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động: “Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này”

Khoản 3 điều 85 quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về việc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

Như vậy, theo quy định trên thì khi người lao động nghỉ điều trị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải trả lương nên không thuộc vào trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nên người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội bình thường

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tai nạn lao động là gì ? chế độ trợ cấp khi xảy ra tai nạn lao động ?

Trân trọng./.

5. Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động tham gia BHXH đầy đủ?

Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động tham gia BHXH đầy đủ ?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Vấn đề 1: Bảo hiểm xã hội 1 lần

— Theo Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Mặt khác, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn quy định Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; “

Như vậy, để đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần, bạn sẽ phải thỏa mãn:” Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”.

Mức hưởng : ( Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ).

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội”

Như vậy, Do anh đóng BHXH trước năm 2014 thì mức hưởng của anh sẽ là 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).

3. Tùy từng trường hợp bổ sung một trong các loại giấy tờ sau:

3.1.Trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).

3.2. Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp).

3.3. Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

3.4. Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch tiếng Việt được công chứng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.

>> Tham khảo thêm nội dung: Chế độ tai nạn lao động được quy định như thế nào theo luật BHXH ?

6. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động cho công nhân chưa tham gia BHXH?

Chế độ trợ cấp tai nạn lao động cho công nhân chưa tham gia BHXH ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Thưa Luật sư của LVN Group Công ty em có trường hợp như sau: Công nhân bị TNLĐ trong lúc làm việc tại xưởng vào ngày 10/12/2010 (chưa ký hợp động, chưa tham gia bảo hiểm)

Bên em cho đi giám định thương tật tại BV Đa khoa tỉnh Bình Dương ( thương tật 40% vĩnh viễn ).

– Tất cả các chi phí công ty chịu;

– Công ty bồi thường TNLĐ một lần cho công nhân và hàng tháng công ty trợ cấp theo quy định của nhà nước cho đến tháng 07/2015;

– Đến tháng 08/2015 công nhân tự xin nghỉ việc và đòi công ty làm cho một sổ nhận trợ cấp hàng tháng Em nhờ Luật sư tư vấn giúp em công ty em đã trả những khoản trợ cấp như vậy nay công nhân tự xin nghỉ việc, công ty có cần bồi thường hay trợ cấp những khoản nào nữa không ?

Em xin chân thành cảm ơn Luật Sư!

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Theo Luật lao động 2019. Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 36 của Bộ luật lao động.

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Dựa trên những quy định này có thể xác định người công nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty bạn. tuy nhiên, xác định đến thời điểm hiện tại bạn vẫn chưa ký kết hợp đồng lao động với công nhân, không đóng bảo hiểm xã hội, trong khi công nhân đã làm việc lâu dài với bạn. Trường hợp này bạn vi phạm pháp luật lao động, vì vậy bạn sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group