Công văn số 860/BHXH-BT (Công văn 860) về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và Công văn số 1071/BHXH-BT (Công văn 1071) về việc cấp, gia hạn thẻ BHYT góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
Chỉ đạo của BHXH Việt Nam trong Công văn 860 và Công văn 1071 được thực hiện cụ thể như sau:
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
1.1. Các trường hợp và điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Đối tượng | Điều kiện |
Người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 thuộc các ngành nghề: – Dịch vụ vận tải hành khách – Dịch vụ du lịch – Dịch vụ lưu trú – Dịch vụ nhà hàng – Các ngành nghề đặc biệt khác |
– Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên; hoặc – Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) |
Căn cứ pháp lý:
– Khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
– Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.2. Trách nhiệm của BHXH cấp tỉnh:
– Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, hướng dẫn, tuyên truyền tới các đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh, có nhu cầu tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (bảng trên).
– Tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6 năm 2020 khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6/2020 dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị thì kịp thời phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12/2020.
– Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
– Kết thúc thời gian tạm dừng đóng (hết tháng 6/2020), kịp thời thông báo và đôn đốc doanh nghiệp đóng đủ các quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, bao gồm cả việc đóng bù quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng trước đó.
– Thường xuyên, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo đúng quy định của pháp luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh lạm dụng, trục lợi. Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về BHXH Việt Nam (theo mẫu dính kèm).
1.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
– Chịu trách nhiệm toàn diện đối với hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Tiếp tục đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
– Kết thúc thời gian tạm dừng đóng, đóng bù vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ghi chú: Mẫu ban hành kèm theo Công văn 860:
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, TP…. _____________ Số: …./BC-BHXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ …., ngày tháng … năm 2020 |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các đơn vị bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra
Tháng năm 2020
1. Kết quả:
Đơn vị: triệu đồng
Số TT |
1Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh |
Phát sinh trong tháng |
Lũy kế |
||||
Số đơn vị |
Số lao động |
Số tiền tạm dừng đóng |
Số đơn vị |
Số lao động |
2Số tiền tạm dừng đóng |
||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
Dịch vụ vận tải… |
||||||
2 |
Lưu trú |
||||||
… |
|||||||
… |
2. Nhận xét, đánh giá:
……………………….
3. Đề xuất, kiến nghị:
……………………….
Nơi nhận: – ……; – …….; – Lưu: …. |
GIÁM ĐỐC |
______________________________
1Cột 2, phản ánh chi tiết theo từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, sản xuất kinh doanh, như: vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác.
2Cột 6, ghi tổng số tiền tạm dừng đóng từ tháng đầu tạm dừng đóng đến tháng báo cáo (ví dụ: Doanh nghiệp A tạm dừng đóng từ tháng 4/2020 thì báo cáo tháng 6/2020 ghi tổng số tiền tạm dừng đóng từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020).
2. Cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT
Thủ tục cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT trong thời gian cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện như sau:
2.1. Đối với các Đại lý thu BHXH, BHYT:
– Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thu tiền đóng BHYT đối với các trường hợp tăng mới hoặc gia hạn thẻ BHYT. Trong trường hợp chưa nộp tiền ngay cho cơ quan BHXH thì thực hiện gửi tin nhắn cam kết với cơ quan BHXH đã thu tiền đối với các trường hợp này để cơ quan BHXH cấp mới hoặc gia hạn thẻ BHYT.
– Sau ngày 15/4/2020, thời điểm hết thực hiện việc cách ly theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phải nộp ngay số tiền đã thu nêu trên cho cơ quan BHXH theo quy định.
2.2. Đối với BHXH cấp tỉnh:
– Phải bố trí cán bộ thường trực để thực hiện việc cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
– Trực tiếp thu tiền của người dân trong trường hợp người dân đến nộp tiền để gia hạn thẻ BHYT do Đại lý không thu tiền vì lý do bất khả kháng.
Trên đây là các chỉ đạo của BHXH Việt Nam về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất và cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT trong dịch Covid-19.
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group