1. Cải cách hành chính là gì?

Ở nước ta trong những năm qua, công tác cải cách hành chính luôn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị – xã hội giúp sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính nhà nước để các cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ  yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn trong tình hình mới.

Theo từ điển hành chính “Cải cách hành chính được hiểu là hệ thống những chủ trương, biện pháp tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống nền hành chính nhà nước (nền hành chính công, nền hành chính quốc gia) về các mặt: Thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, chế độ công vụ, quy chế công chức, năng lực, trình độ, phẩm chất phục vụ của đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy đó”.

Trên thực tế triển khai cải cách hành chính cho thấy đó là sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trên cơ sở thực hiện cải cách, các thể chế quản lý nhà nước trở nên đồng bộ, khả thi hơn; cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ.

Như vậy, hiểu một cách chính xác thì “Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước bao gồm: thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức… nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, hiện đại.

 

2. Chỉ số cải cách hành chính là gì?

Chỉ số cải cách hành chính viết tắt theo tiếng Việt Là Chỉ số CCHC, tiếng Anh là PAR INDEX (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hàng chính được Bộ nội vụ ban hành theo từng giai đoạn với mục tiêu đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chỉ số cải cách hành chính được xác định đáp ứng yêu cầu đó là:

– Phải bám sát nội dung Chương trình tổng thể, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước theo từng giai đoạn của nhà nước.

– Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các bộ, các tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hàng chính hàng năm của các bộ, các tỉnh.

– Tăng cường sự tham  gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh.

– Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương.

 

3. Chỉ sổ cải cách hành chính cấp bộ

Hiện nay, chỉ số cải cách hành chính cấp bộ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1149/QĐ-BNV về phê duyệt đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Theo đó, Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được xác định trên cơ sở Bộ tiêu chí như sau. Cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 40 tiêu chí và 99 tiêu chí thành phần. Cụ thể:

– Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: gồm 6 chỉ tiêu và 1 tiêu chí thành phần;

– Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ: 7 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

– Cải cách thủ tục hành chính: gồm 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;

– Cải cách tổ chức bộ máy hành chính gồm 4 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;

– Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức gồm 8 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;

– Cải cách tài chính công gồm 4 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;

– Hiện đại hóa hành chính gồm 5 tiêu chí và 24 tiêu chí thành phần;

Xem chi tiết Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được nêu chi tiết tại Bảng 1 ban hành kèm theo Quyết định 1149/QĐ-BNV.

 

4. Chỉ sổ cải cách hành chính cấp tỉnh

Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được xác định trên cơ sở Bộ tiêu chí được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 102 tiêu chí thành phần cụ thể:

– Công tác chỉ đạo, điều hành cải cái hành chính gồm 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;

– Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh gồm 4 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần;

– Cải cách thủ tục hành chính gồm 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;

– Cải cách tổ chức bộ máy hành chính gồm 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;

– Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gồm 9 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần;

– Cải cách tài chính công goomg 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;

– Hiện đại hóa hành chính gồm 5 tiêu chí và 22 tiêu chí thành phần;

– Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chi tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gồm 6 tiêu chí và 7 tiêu chí thành phần.

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh xem chi tiết tại Bảng 2 ban hành kèm theo Quyết định 1149/QĐ-BNV.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung “Chỉ số cải cách hành chính là gì“. Hy vọng sẽ cung cấp tới bạn đọc quan tâm tới nội dung này những thông tin hữu ích. Mọi vướng mắc pháp lý cần tham vấn ý kiến Luật sư của LVN Group vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900.0191 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến bởi Luật sư của Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!