1. Khái niệm
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường họp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi thành niên sớm hơn”
Theo Luật Trẻ em Việt Nam: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Nhìn chung mỗi nước có quy định khác nhau về độ tuổi xác định trẻ em. Việc quy định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triên về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em ở mỗi quốc gia.
Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm như:
+ Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành;
+ Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về mặt pháp lý.
2. Những vấn đề của trẻ em
Cũng như trên thế giới, tại Việt Nam trẻ em được hưởng sự chãm lo của toàn xã hội ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, trẻ em vẫn đứng trước những vấn đề bức xúc rất cần sự quan tâm, chăm lo của cả cộng đồng.
Nhiều trẻ em đang sống trong các gia đình nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi cơ bản của mình. Nhóm trẻ em này có nguy cơ cao phải bỏ học, lang thang kiếm sống, nguy cơ bị xâm hại, buôn bán, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật và trẻ em có nguy cơ cao cũng ngày càng có xu hướng gia tăng
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở một số địa phương còn cao. Tỷ lệ trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần được quan tâm giúp đỡ còn nhiều. Tính đến hết năm 2017, cả nước có 26 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trên 2 triệu em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Trước sự bùng nổ của Internet, việc trẻ em sớm được tiếp cận với thế giới mạng là điều khó tránh khỏi. Môi trường mạng có nhiều lợi ích đối với người dùng, nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Trẻ em có thể gặp phải những rủi ro như bị theo dõi hoặc đánh cắp thông tin cá nhân; bị bắt nạt, bôi xấu, rình rập; gặp người lạ, bị lợi dụng, xâm hại; tiếp nhận những thông tin sai lệch, những lời khuyên sai trái, phi đạo đức;…
3. Chính sách an sinh xã hội với trẻ em
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo Điều 34 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội’’.
Theo Điều 32 Luật trẻ em 2016 quy định quyền được bảo đảm an sinh xã hội của trẻ em: “Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kỉnh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sổng và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
Điều 4 Luật trẻ em trẻ em 2016 cũng quy định về bảo vệ trẻ em: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù họp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em thuộc về gia đình (cha, mẹ, người chăm sóc), xã hội và Nhà nước.
Nhằm giải quyết những khía cạnh khác nhau trong vấn đề bảo vệ trẻ em, Việt Nam đã và đang xây dựng và triển khai rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về chính sách an sinh xã hội với trẻ em. Trong đó, phải kể đến những chính sách như:
– Chính sách bảo trợ xã hội:
+ Hỗ trợ trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng;
+ Hỗ trợ trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em khuyết tật nặng;
+ Hỗ trợ người khuyết tật nuôi dưỡng trẻ;
+ Hỗ trợ người nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Hỗ trợ người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
+ Hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
+ Hỗ trợ trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng (mồ côi cha hoặc mẹ, không có cha hoặc mẹ, cha mẹ ly hôn và người nuôi dưỡng trẻ bị chết hoặc mất tích), người còn lại đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng hoặc bị mất tích từ 24 tháng trở lên nhung chưa có quyết định công nhận mất tích của Tòa án, có xác nhận của HĐXD cấp xã và thẩm định của Phòng lao động thương binh xã hội nơi trẻ thường trú hoặc thuộc hộ nghèo hoặc thuộc hộ cận nghèo);
+ Hỗ trợ đối tượng thuộc gia đình không có khả năng thoát nghèo
+ Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực
- Chính sách chăm sóc sức khỏe:
+ Chính sách phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
+ Hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh
+ Hỗ trợ cho trẻ em khám, chữa bệnh chi phí cao
+ Hỗ trợ trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh
+ Trẻ em khuyết tật hệ vận động, có khả năng phẫu thuật, phục hồi chức năng lao động được hỗ ừợ
+ Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về trong thời gian ở cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
- Chính sách về giáo dục:
+ Miễn, giảm học phí
+ Hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non
+ Chính sách hỗ trợ học sinh tiểu học bán trú
+ Chính sách hỗ trợ học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn
+ Chính sách giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập cho người khyết tật.
- Chính sách ưu tiên cho trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.
- Các chính sách về bảo vệ trẻ em, giảm thiểu nguy cơ xâm hại, bạo lực bóc lột và sao nhẵng trẻ em.
- Chính sách với các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
– Cùng với đó, có rất nhiều chiến lược, chương trình hành động vì trẻ em được ban hành và triển khai: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Chương trình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về;…
4. Một số mô hình an sinh xã hội với trẻ em
4.1. Mô hình chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội
Cơ sở bảo trợ xã hội là những cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục văn hóa, dạy nghề, kết nối việc làm,… cho trẻ em ở nhiều đối tượng khác nhau, mà chủ yếu là các nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhận được sự quan tâm từ cộng đồng xã hội.
Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm: i)Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng; ii) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù họp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng; iii) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách; iv) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hồ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống; v) Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở cộng đồng nơi có trụ sở (nếu có điều kiện).
Trẻ em thuộc nhóm đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Mô hình chăm sóc trẻ em trong các cơ sở bảo trợ xã hội có những ưu điếm như: Bảo đảm được an sinh xã hội với các đối tượng được bảo trợ xã hội trong đó có trẻ em; Trẻ trong trung tâm bảo trợ xã hội được chăm sóc về thể chất cũng như tinh thần; Trẻ được tạo điều kiện phát triển cũng như phát huy thế mạnh bản thân.
Ngoài những ưu điểm trên, mô hình chăm sóc trẻ em trong các cơ sở bảo trợ xã hội cũng có những hạn chế như: Nguồn kinh phí của các trung tâm bảo trợ xã hội eo hẹp nên hiệu quả bảo trợ không cao; Cơ sở vật chật nghèo nàn nên việc đáp ứng yêu cầu bảo trợ chưa thực sự tốt; Nguồn nhân lực mỏng trong khi số lượng trẻ bảo trợ tại mỗi trung tâm nhiều; Hình thức nuôi dường tập trung dài hạn này bộc lộ nhiều hạn chế với chi phí cao, hoạt động kém hiệu quả.
4.2. Mô hình chăm sóc thay thế
Chăm sóc thay thế là tất cả các hình thức chăm sóc (hay mô hình chăm sóc) trẻ em mà không phải gia đình ruột thịt của trẻ thực hiện.
Đối tượng mà chăm sóc thay thế hướng đến trước tiên là những trẻ em đặc biệt có mức độ khó khăn hơn về khía cạnh kinh tế, thường thiếu nguồn hoặc không có nguồn nuôi dưỡng; thứ hai là về khía cạnh thể chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn; thứ ba là thiếu người chăm sóc thường xuyên, cần được chăm sóc thay thế.
Điều 62 Luật Trẻ em 2016 có quy định các trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế bao gồm:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa.
- Trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.
- Trẻ em bị ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang cần được ưu tiên bảo vệ.
- Trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em.
Các mô hình chăm sóc thay thế hiện nay bao gồm: i) Chăm sóc thay thế tập trung; ii) Chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng; iii) Chăm sóc nuôi dưỡng tại gia đình.
4.3. Chăm sóc thay thế tập trung
Nhiều địa phương trong cả nước đã có một số mô hình chăm sóc tập trung cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em đường phố, trẻ em khuyết tật (các cơ sở bảo trợ xã hội); trẻ em vị phạm pháp luật (trường giáo dưỡng); phục hồi cho trẻ em và người chưa thành niên hành nghề mại dâm (trung tâm 05) và nghiện ma tuý (Trung tâm 06). Hiện nay cả nước có trên 400 cơ sở chăm sóc tập trung các đối tượng xã hội, trong đó có trên 300 cơ sở của nhà nước và trên 100 cơ sở do các tổ chức xã hội, tôn giáo, tư nhân thành lập, nuôi dưỡng khoảng 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngoài các hình thức chăm sóc kể trên còn có một số chương trình chăm sóc thay thế khác cho trẻ. Ví dụ: nhà mở (Trong 63 tỉnh có 13 nhà mở phục vụ cho 392 trẻ em lang thang); có các chương trình tại cộng đồng cho việc chăm sóc trẻ khuyết tật ở 10 tỉnh. Tổng số có 10 trung tâm phục hồi chức năng (các trung tâm chăm sóc ban ngày) dành cho trẻ khuyết tật trong các cộng đồng. Các mô hình bán trú, nhà mở, nhà tình thương,…là hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do nhiều cơ quan, đoàn thể, các hội, các nhà hảo tâm lập ra trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Đây là loại hình dịch vụ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt do nhiều cơ quan, các nhà hảo tâm lập ra trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Trẻ bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, bị ngược đãi,…được cách ly gia đình đưa về nhà mở, mái ấm tình thương có sự chăm sóc của bác sỹ tâm lý, được chăm sóc và theo dõi sức khoẻ. Loại dịch vụ này có quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động ngay trên địa bàn dân cư.
Trong những năm qua nhiều nhà mở, mái ấm nhà tình thương của các tỉnh và thành phố đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, bị ngược đãi…
4.4. Chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng
Ngoài mô hình chăm sóc thay thế tập trung, Bộ lao động thương binh – xã hội cũng đã chỉ đạo các địa phương từng bước chuyển đổi từ mô hình chăm sóc tập trung sang mô hình chăm sóc tại gia đình hoặc nhà xã hội đối với trẻ em có HIV, trẻ em mồ côi, khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác. Mô hình này giúp cho trẻ em phát triển toàn diện hơn, khả năng hòa nhập cộng đồng thuận lợi hơn và chi phí cũng đỡ tốn kém hơn so với nhóm trẻ em được chăm sóc trong các cơ sở tập trung (chăm sóc tập trung tốn kém gấp 7 lần chăm sóc thay thế tại gia đình). Mô hình gia đình chăm sóc thay thế cũng rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như cho con nuôi quốc tế, trong nước, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu
4.5. Chăm sóc nuôi dưỡng tại gia đình
Khi cha mẹ ruột của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không muốn hoặc không thể đảm nhận và thực hiện chức năng nuôi dưỡng con của mình thì tại cộng đồng có hình thức nuôi dưỡng thay thế tại gia đình để tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục các em. Mô hình này gồm các hình thức: Nhận nuôi dưỡng có thời hạn; Nhận nuôi dưỡng con cháu trong dòng họ; Nuôi con nuôi và Giám hộ. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại có sự khác nhau được phân định bởi quan hệ pháp lý (quyền, nghĩa vụ, và trách nhiệm pháp lý với trẻ), cách thức tổ chức và sắp xếp việc nuôi dưỡng, và thời gian nuôi dưỡng trẻ.
5. Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
– Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
– Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em; phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.