Chào Luật Sư, Cháu mối hỏi sự việc là như thế này: Cháu cho anh em trong nhà mượn thẻ sinh viên nhưng không biết là làm gì. Nhiều lần cháu sang lấy thì không có nhà, viện cớ linh tinh. Lúc đấy cháu cũng không để ý nhiều làm gì. Gần đây cũng được 1 tháng rồi kể từ ngày cho mượn, có việc thì cháu sang xin lấy về nhưng được trả lời là đã lấy rồi, và cứ chối quanh thôi. Vì là anh em trong nhà nên cháu cũng thôi, không làm to chuyện.

Xin Luật sư của LVN Group cho cháu hỏi là cháu có thể phải chịu hình phạt gì của pháp luật không nếu thẻ rơi vào tay người xấu (người ta mang đi cắm chẳng hạn). Cháu có nên làm lại thẻ càng nhanh càng tốt không ?
Chân thành cảm ơn Luật Sư,

Người hỏi: Thế Duy

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

1. Giấy tờ tùy thân là gì?

Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ dùng để xác định đặc điểm và nhận hạng nhân thân của một con người cụ thể những giấy tờ này không thể thiếu trên người của mỗi công dân. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay nhưng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì. Tuy nhiên, dựa vào vai trò của nó thì có thể hiểu Giấy tờ tùy thân là vật bất ly thân của công dân, dùng để xác định danh tính và nhận dạng. Phạm vi các loại giấy tờ tùy thân được xác định vào quy định pháp luật của từng quốc gia. Nhưng nhìn chung các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước), hộ chiếu, thẻ công dân, thẻ cư trú,… đều được coi là giấy tờ tùy thân. Thông thường, giấy tờ tùy thân là các loại giấy tờ có dán ảnh hợp lệ và có đóng dấu giáp lai lên ảnh tuy nhiên trong một số loại không nhất thiết bắt buộc về chi tiết này.

Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân.

 

2. Thẻ sinh viên là gì? Thẻ sinh viên có được xem là giấy tờ tùy thân không?

Thẻ sinh viên là thẻ bằng nhựa, có kích thước theo tiêu chuẩn về thẻ để sinh viên sử dụng trong các giao dịch liên quan. Thẻ sinh viên của Trường được tích hợp với thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á và gọi là thẻ sinh viên liên kết. Sinh viên dùng thẻ này để chứng minh nhân thân khi giao tiếp trong Trường cũng như dùng để thực hiện các giao dịch tài chính với ngân hàng Đông Á thông qua máy ATM, cũng như các ngân hàng khác. Sinh viên được chuyên viên ngân hàng hướng dẫn, tư vấn trong việc kê khai hồ sơ làm thẻ khi mới nhập học, được miến phí khi làm thẻ lần đầu và phải đóng lệ phí khi làm thẻ lần đầu và phải đóng lệ phí ở các lần làm lại thẻ nếu bị mất, hỏng, hết hạn. Sinh viên mới nhập học được tổ chức làm thẻ tập trung theo đơn vị lớp sinh hoạt.

Có nhiều người thắc mắc Giấy nào là “giấy tờ tùy thân”? Câu nào có thể bị cho là “ngớ ngẩn”, nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Bởi hiện nay mỗi lĩnh vực lại quy định các loại giấy tờ tùy thân khác nhau. 

Vậy liệu thẻ sinh viên có được xem là giấy tờ tùy thân không?

Giấy tờ tùy thân được hiểu là những giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định giấy chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân. Ngoài ra, theo nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất nhập cảnh, hộ chiếu quốc gia có thể được sử dụng thay thế giấy CMND.

Ngoài hai lợi giấy tờ nay, trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương ban hành hiện nay hầu như không có loại giấy tờ nào khác được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân. Tuy vậy, khi xem xét các văn bản, ta dễ dàng thấy có nhiều loại giấy tờ khác được chấp nhận thay cho giấy tờ tùy thân, còn đó là giấy tờ nào thì cần phải xem xét nhiều yếu tố.

Ví dụ, trong việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, thông tư 26/2017/TT-BCA của Bộ Công an có quy định người không có giấy tờ tùy thân là người không mang theo CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hay các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

Trường hợp không mang theo các giấy tờ đó nhưng có những giấy tờ khác có dán ảnh kèm theo như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên, thẻ hội viên,… thì cũng có thể coi đó là có giấy tờ tùy thân.

Nói tóm lại, một số văn bản về thủ tục hành chính hiện nay thường quy định giấy tờ tùy thân là giấy CMND, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác. Nhưng giấy “khác” đó là những giấy tờ nào thì nhiều lĩnh vực vẫn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, thẻ sinh viên cũng có thể được xem là “giấy tờ tùy thân” trong môi trường trường học. Bởi trong các trường hợp như tham gia khóa học, tham gia lớp học, mượn sách, tham gia thi cuối kỳ, kết thúc môn,… thì bắt buộc phải có thẻ sinh viên, đó là yêu cầu bắt buộc để học sinh, sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động của trường học.

 

3. Vai trò của thẻ sinh viên

Chiếc thẻ sinh viên luôn là người bạn đồng hành của mỗi bạn trẻ đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng. Nó giúp cho nhà trường có thể dễ dàng kiểm soát các sinh viên của mình trong học tập, đánh giá tính kỷ luật và các hoạt động tập thể khác. Chính bở vậy, chiếc thẻ vẫn được nhiều cơ sở đào tạo đại học ưu tiên sử dụng để các quy trình kiểm tra, đánh giá học sinh được diễn ra trơn tru, hiệu quả, có tính hệ thống cao. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thẻ trong nhà trường đang tăng cao cùng với các dịch vụ liên quan đến giáo dục đi kèm đang thúc đẩy một hướng đí mới trong việc tạo ra một chiếc thẻ sinh viên có khả năng tích hợp nhiều chức năng khác nhau.

Được sử dụng ngày càng phổ biến tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, thẻ sinh viên đang dần đóng một vai trò không thể thiếu trong hệ thống quản lý của nhà trường. Các vấn nạn như đi học hộ, gian lận thi cử được giảm thiểu rõ rệt bởi việc nhận dang danh tính của sinh viên đã trở nên dễ dàng hơn. Những trường hợp điểm danh hộ có thể dễ dàng bị phạt hiện, việc nhờ người đi thi hộ cũng trở nên khó khăn hơn bởi hình ảnh nhận diện đã được biểu hiện trên thẻ. Hơn nữa, nếu sinh viên nào có hành vi sai phạm, việc tiến hành xử lý của nhà trường cũng dễ dàng hơn bởi những thông tin đã có trên thẻ cũng như trên hệ thống giúp nhà trường hạn chế tối đa được những vi phạm của sinh viên nhờ có biện pháp kỷ luật được thiết lập một cách có cơ sở. Không còn những trường hợp kỷ luật nhầm, kỷ luật thiếu căn cứ như trước đây, giúp cho việc thực hiện và chấp hành nội quy giữa nhà trường – sinh viên trở nên tự giác, nghiêm chỉnh hơn. 

 

4. Mang thẻ sinh viên đi cầm đồ có bị sao không?

Trong trường hợp bạn mang chứng minh thư, căn cước công dân, thẻ sinh viên,… đây là giấy tờ tùy thân cho cửa hiệu cầm đồ thì tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.” 

Trong trường hợp nêu trên nếu như chủ tiệm cầm đố có các hành vi như tẩy, xóa, sửa chữa hay sử dụng thẻ sinh viên của người cầm đồ để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,… thì không cầu thành tội phạm hình sự và cũng như bị xử lý hành chính.

Về hành vi cầm thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân: Về trách nhiệm của bạn khi thực hiện hành vi cầm cố thẻ sinh viên hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, việc cấm cố thẻ sinh viên này có thể bị xử phạt tùy thuộc vào quy định, nội quy của trường bạn theo học. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt trừ điểm rèn luyện, khiển trách, cảnh cáo toàn trường, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học tùy theo quy định cụ thể của trừng trường hợp và hành vi vi phạm.

 

5. Cho người khác mượn thẻ sinh viên không trả phải làm sao?

Điều 12 Nghị định 73/2010/NĐ-CP có quy định cụ thể đối với các hành vi và mức xử phạt hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực này như sau:

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người khác không đúng theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân.

Trường hợp, bạn cho anh bạn mượn thẻ sinh viên và anh bạn sử dụng thẻ của bạn vào mục đích xấu thì anh bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các cấn đề khác như doanh nghiệp, hôn nhân và gia đình, dân sự, hình sự, bảo hiểm,… cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên tư vấn pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!