Luật sư tư vấn:

Trước tiên, Luật LVN Group xin cảm ơn quý Khách hàng đã tin tưởng gửi câu hỏi về công ty chúng tôi, chúc quý Khách hàng có thật nhiều sức khoẻ. 

 

1. Định mức suất ăn trưa cho nhân viên

Đối với vướng mắc của Quý khách hàng đặt ra chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại g5, điểm g Khoản 2 Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhânquy định khoản chi phí không tính vào thu nhập chịu thuế nhứ sau:

“g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn. Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ lao động – Thương binh và xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.”

Do vậy, khoản chi tiền ăn trưa của công ty bạn là khoản chi do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn trưa và mua suất ăn do đó theo quy định trên không tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu như công ty bạn trả tiền ăn trưa cho nhân viên mà quy ra tiền trực tiếp trả cho nhân viên trên mức 730.000đ (từ ngày 15/10/2016) thì phần chi cao hơn mới bị tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. 

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.0191 để được tư vấn trực tiếp.

 

2. Quy định về cá nhân cư trú tại Việt Nam

– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời đi Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn vừa trao đổi ở trên là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam. 

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

– Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú

Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ công an cấp

– Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:

Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn .

 

3. Quy định về biểu thuế 

3.1 Biểu thuế luỹ tiến từng phần 

Biểu thuế thu nhập cá nhân năm 2023 – Biểu thuế luỹ tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công. Biểu thuế luỹ tiền từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế tháng/tháng (triệu đồng) Thuế suất %
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120  Trên 5 đến 10  10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18  15
3 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
4 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi 2012, 2014), trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012,2014).

 

3.2 Biểu thuế toàn phần

Biểu thuế thu nhập cá nhân năm 2023 – Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế theo quy định. Cụ thể biểu thuế toàn phần được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế  Thuế suất %
a) Thu nhập từ đầu tư vốn 5
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
c) Thu nhập từ trúng thưởng 10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 20
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 0,1
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản  2

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn. Rất mong được hợp tác với quý Khách hàng. Trân trọng cảm ơn quý Khách hàng!