1.chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp

chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan.

Chế định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh ưanh chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc yị trí độc quyền nhưng không chống lại vị trí của chúng trên thị trường. VỊ trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thi trường như: Yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự dị biệt của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực nhà nước… Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp là hợp pháp và đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường hay còn gọi là khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường, về mặt học thuật, cần phải lưu ý rằng hành vi lạm dụng chỉ xảy ra sau khi vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan đã được xác lập. Do đó, pháp luật chống lạm dụng không nhằm đến việc xoá bỏ vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, pháp luật chỉ hướng đến việc loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí thống trị thị trường để trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh. Một khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nhưng chưa có các biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thể được pháp luật bảo vệ.

2 doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh

doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc doảnh nghiệp có vị trí độc quyền đã thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định là hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Luật cạnh tranh năm 2018 nghiêm cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 27, trong đó có 6 hành vi áp dụng cho cả trường họp thống lĩnh và độc quyền và 2 hành vi chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Một hành vi của doanh

nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường chỉ bị quy kết là lạm dụng để hạn chế cạnh tranh khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu của hành vi nào đó đã được luật quy định là lạm dụng. Khi chưa thể hoặc chưa có đủ chứng cứ cần thiết để kết luận về việc doanh nghiệp dã thực hiện một trong số các dạng vi phạm được quy định thì cũng không thể quy kết trách nhiệm về sự lạm dụng. Dưới góc độ lí luận, hành vi lạm dụng mang trong mình không chì là những thủ đoạn lợi dụng lợi thế do sức mạnh thị trường đem lại cho doanh nghiệp, mà còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả không tốt cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường hiện tại hoặc tương lai.

Căn cứ vào các quy định liệt kê hành vi hạn chế cạnh tranh theo Điều 27 Luật cạnh tranh, có thể thấy rằng các hành vi lạm dụng suy cho cùng là việc doanh nghiệp khai thác lợi thế do vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đem lại nhằm mục đích bóc lột khách hàng hoặc nhằm ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Phân tích về bản chất của nhóm hành vi này cần lưu ý những nội dung cơ bản sau:

1) Pháp luật cạnh tranh chỉ xem xét và xử lí hành vi lạm dụng mà không xử lí vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp. Nội dung này rẩt quan trọng trong pháp luật cạnh tranh bởi mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là bảo vệ cạnh tranh trên thị trường mà không phải là tạo ra khuôn khổ bảo vệ bằng mọi giá đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Nhiệm vụ của chế định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là tạo ra khuôn khổ cạnh tranh trong đó mọi doanh nghiệp đều có cơ hội thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh. Do đó, ngay cả khi có những doanh nghiệp phải ròi bỏ thị trường do không đủ năng lực cạnh tranh, pháp luật cũng không thể quy kết hậu quả đó cho các doanh nghiệp đang thống lĩnh thị trường.

2) Quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền vẫn được pháp luật bảo hộ. Vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp khả năng chi phối thị trường (còn gọi là sức mạnh thị trường). Với tư cách là chủ thể kinh doanh, các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vẫn có quyền triển khai các kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình nếu chiến lược đó không khai thác lợi the độc quyền hoặc thống lĩnh để bóc lột khách hàng hoặc loại trừ, ngăn cản đối thủ cạnh tranh. Một chiến lược cạnh tranh lành mạnh bằng phương pháp quản trị kinh doanh hiệu quả, xây dựng thương hiệu thành công, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức phương pháp phân phối và marketing tốt có thể đem lại cho doanh nghiệp thị phần lớn và loại trừ những doanh nghiệp yếu kém khỏi thị trường. Trong trường hợp này, pháp luật không thể căn cứ vào hậu quả của chiến lược cạnh ưanh của doanh nghiệp để quy kết về sự lạm dụng mà cần phải phân tích chi tiết bản chất của các hành vi cạnh tranh trong chiến lược đó để có sự phân biệt chiến lược cạnh tranh do sự lạm dụng quyền lực thị trường và chiến lược cạnh tranh lành mạnh.

3) Chế định pháp luật này đặt ra ranh giới các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền bằng cách đặt ra các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, về bản chất pháp lí, các hành vi lạm dụng là việc doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền vượt quá ranh giới cạnh tranh hợp pháp để loại bỏ, ngăn cản đối thủ cạnh tranh, củng cố nâng cao sức mạnh thị trường hoặc để bóc lột khách hàng.

3 hậu quả của hành vi lạm dụng

, hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

Mỗi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền được pháp luật quy định làm cản trở, giảm và sai lệch cạnh tranh ở những mức độ với những cách thức khác nhau.

Dấu hiệu này cho thấy khả năng hạn chế cạnh tranh của hành vi lạm dụng và tác hại của nó đối với thị trường. Như đã phân tích, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc bóc lột khách hàng. Các nhà hoạch định chính sách cạnh tranh của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (viết tắt là OECD) đã đưa ra nhiều khuyến nghị về việc xác định hành vi lạm dụng, trong đó họ cảnh báo rằng chỉ có thể chống lại sự lạm dụng quyền lực thị trường thành công khi pháp luật và người thi hành nó xác định được những hành vi .cụ thế có thể gây hại cho cạnh tranh và đánh giá được những tác động toàn diện của chúng trên thị trường liên quan. Với cách tiếp cận tương tự, pháp luật cạnh tranh Canada đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá tác động của hành vi phản cạnh tranh bằng việc chứng minh hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh đã, đang hoặc có thể gây ra hậu quả ngăn cản hay hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường. Với cách tiếp cận này, ngoài việc xác định có hành vi lạm dụng, pháp luật đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh hậu quả thực tế hoặc hậu quả suy đoán một cách chắc chắn (sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi) do hành vi lạm dụng đó gây ra trên thị trường liên quan.

Trong khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh, khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh đã sử dụng hậu quả để mô tả về hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền luật không giải thích thế nào là gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, không đưa ra những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại gây ra.

Căn cứ vào quy định trên, có thể nhận định rằng dấu hiệu về hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ được diễn tả rất khái quát, mang tính định dạng về mặt lí luận hơn là lượng hoá bằng những căn cứ cụ thể. Mặt khác, do hành vi vi phạm được liệt kê rất đa dạng bao gồm các hành vi về việc định giá bán, giá mua sản phẩm, hành vi hạn chế sản lượng sản xuất, phân phối, hạn ché thị trường; hành vi phân biệt đối xử; áp đặt các điều kiệu thương mại bất hợp lí đối với khách hàng…, mỗi hành vi có đổi tượng xâm hại khác nhau và mức độ thiệt hại có thể gây ra cũng không giống nhau, nên việc đưa rạ tiêu chuẩn chung để làm căn cứ xác định hậu quả gây ra của mọi hành vi là không thể. Vì thế, khoa học pháp lí và thực tiễn áp dụng buộc phải dựa vào việc phẵn tích từng hành vi vi phạm để kết luận về khả năng và mức gây thiệt hại của nó đối vơi thị trường. Theo đó, từng hành vi có thể gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh ờ những mức độ và với những cách thức khác nhau.

4 lạm dụng tín nhiệm thống lĩnh thị trường là gì?

Khoản 5, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.

Điều 24, Luật Cạnh tranh 2018 quy định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

Điều 25, Luật Cạnh tranh 2018 quy định doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

5 Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group