Luật sư hướng dẫn:

1. Đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế

Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, tập trung kinh tế có một số đặc điểm pháp lí cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế là các doanh nghiệp.

Tham gia một vụ tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh thì ít nhất phải có hai chủ thể tồn tại độc lập tập trung sức mạnh với nhau (có thể là doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập, doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại, các doanh nghiệp tham gia liên doanh với nhau…). Theo quy định của Luật cạnh tranh, chủ thể tham gia tập trung kinh tế có thể là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh (được gọi chung là doanh nghiệp). Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, tuỳ thuộc vào từng hình thức tập trung kinh tế mà chủ thể thực hiện phải đáp ứng điều kiện nhất định. Cụ thể, chủ thể thực hiện sáp nhập, hợp nhất chỉ có thể là:

1) Các loại công ti theo Luật doanh nghiệp (công ti hợp danh, công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn);

2) Các hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã). Như vậy, không phải mọi chủ thể là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh đều có thể tham gia vào các hành vi tập trung kinh tế mà với mỗi hình thức tập trung kinh tế khác nhau sẽ có giới hạn khác nhau về chủ thể tham gia.

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thể là các doanh nghiệp hoạt động trên cùng hoặc không cùng trên thị trường liên quan. Như vậy, dưới góc độ pháp luật, với đặc điểm phải có nhiều doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đã phân biệt với tập trung kinh tể dưới góc độ kinh tế (được hiểu là sự tăng trưởng nội sinh của một doanh nghiệp trên cơ sở doanh nghiệp đó tự mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của mình).

Từ dấu hiệu chủ thể thực hiện hành vi tập trung kinh tế phải là các doanh nghiệp, có thể phân biệt các hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp với hoạt động đầu tư vào nhiều doanh nghiệp của các cá nhân. Với vai trò là nhà đầu tư, các cá nhân có thể góp vốn vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu của nhiều cơ sở kinh doanh nhưng hình thức đầu tư này không thuộc hành vi tập trung kinh tế.

Thứ hai, hành vi tập trung kinh tể được thực hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.

Theo Luật cạnh ưanh, tập trung kinh tế diễn ra dưới các hình thức: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Hình thức hợp nhất, sáp nhập cố bản chất là các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kĩ thuật, năng lực quàn lí… mà họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất có quy mô hoạt động lớn hơn trước và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp sau khỉ thực hiện tập trung kinh tế sẽ có sự thay đổi so với trước khi thực hiện tập trung kinh tế. Trong hình thức mua lại hoặc liên doanh có thể thấy các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế dưới hình thức này nhằm liên kết về sở hữu, trong đó một trong các chủ thể tham gia nhằm mục đích sở hữu toàn bộ doanh nghiệp khác hoặc sở hữu một phần đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác và làm thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này. Đây là điểm khác biệt cơ bản của tập trung kinh tế so với các hành vi hạn chế cạnh tranh khác như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền vì những hành vi hạn chế cạnh tranh này không dẫn đến thay đổi cơ cẩu sở hữu cũng như tổ chức quản lí của doanh nghiệp.

Ở một số nước khác, ngoài các hình thức sáp nhập, mua lại, liên doanh, tập trung kinh tế còn bao gồm cả hình thức một người kiêm nhiệm chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam một số hoạt động mua lại và nắm giữ tạm thời cổ phần do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm thực hiện không được coi là hành vi tập trung kinh tế vì đây là một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp này mua lại và nắm giữ tạm thời cổ phần không thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh từ cổ phần mà họ nắm giữ để gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, thông qua việc thực hiện các hình thức tập trung kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả là hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hình thức tập trung kinh tế khác nhau đã tích tụ các nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, lao động, năng lực tổ chức quản lí kinh doanh của các doanh nghiệp riêng lẻ để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh hơn. Đặc điểm này sẽ phân biệt tập trung kinh tế dưới góc độ pháp lí khác với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Tích tụ tư bản trong kinh tế học là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Qua đó, có thể thấy tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường đòi hỏi phải trải qua khoảng thời gian khá dài để tích tụ tư bản. Trong khi đó, tập trung kinh tế cũng là kết quả của quá trình tích tụ tư bản hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn về tài chính nhưng không phải từ kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp mà bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện “hành vi” sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại doanh nghiệp…

Qua đặc điểm trên, có thể nhận thấy cho dù tập trung kinh tế được hình thành theo hình thức nào cũng đều làm cho vị trí và lợi thế cạnh trarúi của các doanh nghiệp trên thị trường bị thay đổi do việc xuất hiện “đột ngột” các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính ỉớn mạnh hơn và làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Thứ tư, dựa trên những tiêu chí nhất định theo các quy định của pháp luật cạnh tranh, Nhà nước sẽ kiểm soát các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế

Một mặt, tập trung kinh tế được hiểu là quyền tự do kinh doanh của các chủ sở hữu doanh nghiệp khi họ quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của mình. Khi đó, các hình thức của tập trung kinh tế như sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp được coi là các biện pháp nhằm tổ chức lại doanh nghiệp hoặc các hình thức đầu tư và được quy định tại các vãn bản pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật về công ti và pháp luật khác có liên quan (như pháp luật về đầu tư, pháp luật về chứng khoán).

Mặt khác, tập trung kinh tế như đã phân tích tại đặc điểm thứ ba sẽ dẫn đến việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh và có thể gây hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, các nước sẽ phải kiểm soát tập trung kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo không xâm phạm vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ được cạnh tranh trên thương trường thì các nhà lập pháp phải đưa ra những tiêu chí (ngưỡng) nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế. Tiêu chí chủ yếu được sử dụng để xem xét các vụ tập trung kinh tế là thị phần kết hợp, tổng doanh thu hàng năm giữa các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Những tiêu chí khác có thể được xem xét là số Iqợng nhân viên, tông tài sản, cơ cấu thị trường, các mức độ tập trung trên thị trường, rào cản gia nhập và vị trí cạnh tranh của những doanh nghiệp khác ttên thị trường hên quan. Các tiêu chí này thể hiện trong các quy định của pháp luật cạnh tranh và có sự khác nhau ở mỗi quốc gia tuỳ vào điều kiện kinh tế-xã hội của các nước.

Tóm lại, chỉ khi nào các doanh nghiệp tham gia các vụ tập trung kinh tế đạt tới ngưỡng mà pháp luật cạnh tranh đã quy định mới bị nhà nước kiểm soát. Trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chưa đạt tới ngưỡng pháp luật cạnh tranh quy định thì có quyền tự do thực hiện các hình thức tập trung kinh tế theo các quy định tại pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Các đặc tiểm cơ bản tập trung kinh tế

Pháp luật Việt Nam quy định các hình thức tập trung kinh tế ở một loạt các điều luật tại Luật Cạnh tranh 2004. Cụ thể:

– Sáp nhập doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004). Mặc dù khái niệm sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh tương tự khái niệm trong luật doanh nghiệp nhưng mục tiêu điều chỉnh có sự khác nhau. Nếu Luật doanh nghiệp quan tâm đến tư cách pháp lý của doanh nghiệp sau khi sáp nhập, thì luật cạnh tranh coi sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.

– Hợp nhất doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh 2004). Hợp nhất doanh nghiệp làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó.

– Mua lại doanh ngiệp (Khoản 3 Điều 17 Luật cạnh tranh 2004 ). Có hai trường hợp là mua toàn bộ hoặc mua một phần doanh nghiệp.

– Liên doanh giữa các doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 17 Luật cạnh tranh 2004 ). Trường hợp góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ không được coi là tập trung kinh tế. Chỉ khi các nhà đầu tư góp vốn để thành lập một doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh nhằm thực hiện các chức năng của một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là tập trung kinh tế.

3. Sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định:

“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một so doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tằn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.

Như vậy, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xoá tên trong sổ đăng kí kinh doanh. Công ti nhận sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu,trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ti bị sáp nhập. Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh tương tự khái niệm sáp nhập doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp nhưng mục tiêu điều chỉnh hoạt động sáp nhập trong hai văn bản luật này khác nhau. Trong Luật doanh nghiệp, sáp nhập được điều chỉnh với tư cách là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nên pháp luật quy định chủ yếu về tư cách pháp lí của doanh nghiệp sau khi sáp nhập, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp sau sáp nhập. Trong Luật cạnh tranh, sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.

4. Hợp nhất doanh nghiệp

“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp :’pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.

Sau khi hợp nhất doanh nghiệp,Công ti hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ti bị hợp nhất. Hợp nhất doanh nghiệp cũng làm thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp trước đó.

5. Mua lại doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh quy định:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vẩn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiêp hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Mua lại doanh nghiệp bao gồm các trường họp: mua lại toàn bộ và mua lại một phần doanh nghiệp. Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, mua cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Doanh nghiệp mua lại phải thu gom được một lượng vốn điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại với tỉ lệ theo quy định của điều lệ doanh nghiệp bị mua lại hoặc theo quy định của pháp luật cho phép doanh nghiệp mua lại kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại.

Lí do pháp luật các nước không kiểm soát một sổ trường hợp mua lại cổ phần của các tổ chức tài chính là vì đây là một trong những hoạt động thường xuyên của các tổ chức tài chính và các tổ chức đó cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để đảm bảo không gây phương hại đến cạnh tranh trên thị trường.

6. Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Pháp luật của Pháp và liên minh châu Âu cho ràng liên doanh là hình thức tập trung kinh tế và có sự đầu tư góp vốn của doanh nghiệp nhưng lưu ý là nếu góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp không được coi là tập trung kinh tế. Chỉ khi các nhà đầu tư góp vốn để thành lập một doanh nghiệp chung (doanh nghiệp liên doanh) nhằm thực hiện các chức năng của một chủ thể kinh tế độc lập mới được coi là tập trung kinh tế.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group