Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho lò vi sóng năm 2023

Lò vi sóng giúp ích rất nhiều cho con người trong sinh hoặt hằng ngày. Nhờ có lò vi sóng mà mọi người tiết kiệm được một chút thời gian đối với công việc nội trợ, bếp núc. Trên thị trường hiện nay, lò vi sóng xuất hiện rất nhiều của các hãng khác nhau. Do đó, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm này cần quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ thông qua cơ chế bảo vệ nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Do đó, muốn bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký như sau:

Chuẩn bị thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
  • Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 ký);
  • Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải được phân nhóm theo bảng phân loại quốc tế Nice. Theo đó, sản phẩm lò vi sóng thuộc vào nhóm 11.

Cục sở hữu trí tuệ xét nghiệm Đơn:

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

  • Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn;
  • Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị chủ đơn sửa đổi. Chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Kể từ ngày đơn được công bố, bất kỳ Bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ khi Đơn được công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Sử dụng nhãn hiệu

Chủ văn bằng bảo hộ có thể sử dụng nhãn hiệu thông qua các hành vi sau:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Tuy nhiên, chủ văn bằng cần lưu ý nếu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong vòng 5 năm thì văn bằng bảo hộ có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu có đơn yêu cầu.

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com