Bơ là một loại thực phẩm có vị béo, ngậy, có thể dùng trong bữa ăn hằng ngày và thường được sử dụng như một nguyên liệu làm bánh. Khi lựa chọn sản phẩm bơ, người tiêu dùng luôn quan tâm đến chất lượng, hương vị cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhìn chung họ thường tin dùng sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng hay có uy tín. Để cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường thì các doanh nghiệp sản xuất loại mặt hàng này nên thực hiện đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Điều lưu ý đầu tiên đó là việc đăng ký nhãn hiệu chỉ được thực hiện bởi chủ thể có quyền. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu:
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 ký);
- Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Sản phẩm, hàng hóa trong danh mục phải được phân loại theo bảng phân loại Nice trước khi nộp đơn. Cụ thể sản phẩm bơ thuộc Nhóm 29, gồm: Bơ dừa, Bơ lạc, Bơ, Bơ ca cao dùng cho thực phẩm, Bơ thực vật, ….
Quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, Đơn sẽ được xử lý gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (01-02 tháng) ;
- Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp (02 tháng);
- Giai đoạn thẩm định nội dung (09-12 tháng);
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Khi muốn gia hạn hiệu lực, Quý khách phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Trong trường hợp không thể nộp Đơn trong thời gian trên, Quý khách hàng có thể nộp muộn hơn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực. Đồng thời, điều kiện quan trọng để được gia hạn đó là chủ sở hữu phải nộp đầy đủ lệ phí gia hạn.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.