Dầu thực vật hay còn được gọi là dầu ăn là một nguyên liệu nấu nướng quen thuộc, không thể thiếu trong các gia đình. Có nhiều thương hiệu dầu thực vật nổi tiếng như: Simply, Neptune, Tường An, Meizan,… Hiện nay, cũng có nhiều nhà sản xuất mới, đầu tư kinh doanh loại sản phẩm này. Và để tăng sức cạnh tranh thì các chủ thể có thể tham khảo quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sau:
Phân nhóm đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Việc phân nhóm không chỉ giúp xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu mà còn giúp cho việc tra cứu khả năng bảo hộ được dễ dàng và chính xác nhất. Theo quy định, sản phẩm mang nhãn hiệu phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice. Đối với dầu thực vật thuộc vào nhóm 29 theo bảng phân loại.
Quy trình xét nghiệm đơn:
- Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
- Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp (2 tháng);
- Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):
Giai đoạn này, Cục sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN); (Trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 ký);
- Mẫu nhãn hiệu (kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
- Giấy ủy quyền ( theo mẫu của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Đơn yêu cầu gia hạn gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
- Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
- Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.