Trong tình hình kinh tế Việt Nam đang hội nhập và mở cửa hiện nay, các loại hàng hóa nước ngoài đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, đặc biệt là đồ gia sụng và đồ dùng nội trợ. Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sử dụng các loại đồ ngoài đặc biệt là đồ Thái Lan. Trong số các sản phẩm được yêu thích nhất đớ chính là nước rửa bát và bột giặt, đồ nhựa. Do đó, các sản phẩm nước rửa bát ở Việt Nam đang bị cạnh tranh mạnh mẽ. Để có chỗ đứng và sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này cần có cho sản phẩm nước rửa bát của mình một nhãn hiệu độc quyền. Bên cạnh các nhãn hiệu nổi tiếng như Mỹ Hảo, Sunlight… thì các nhãn hiệu thông thường khác cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền về Quyền sở hữu công nghiệp.
Vậy thì các thủ tục cũng như tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị và thực hiện như nào? Sau đây Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 xin tư vấn cho quý doanh nghiệp về trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước rửa bát theo pháp luật hiện hành.
Trước tiên, quý khách hàng cần phải phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ của mình. Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì danh mục hàng hóa, dịch vụ là một trong những tài liệu bắt buộc và quan trọng nhằm xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu.
Theo bảng phân nhóm Nice, các sản phẩm nước rửa bát được phân vào nhóm 03.
Quý khách hàng thiết kế cho sản phẩm nước rửa bát của mình một mẫu nhãn hiệu để đăng ký. Sau khi nhận mẫu nhãn hiệu của quý khách hàng, Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẽ hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu (trong vòng 1 ngày). Tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất về độ phân biệt của nhãn hiệu thì quý khách hàng phải thực hiện tra cứu tại Cục Sở hữu trí tuệ (có thu phí), Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẽ đại diện cho quý khách hàng làm thủ tục này.
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.
Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
- Danh mục sản phẩm nước rửa bát dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- ủy quyền cho Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thay mặt quý khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ
Thời gian cấp văn bằng là 02-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Lưu ý: thời gian bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và đưuọc gia hạn không hạn chế số lần khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu:
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.