Nhãn hiệu dịch vụ là gì?
Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ của những chủ thế cung cấp khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.
Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng đăng ký thành công.
Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
- Nộp đơn trực tiếp hoặc có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
- 02 Tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
- Chứng từ đã nộp lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Dấu hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả dịch vụ;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu đã nổi tiếng;
- Trường hợp quý khách hàng có sử dụng các yếu tố loại trừ trong nhãn hiệu muốn đăng ký thì có thể thiết kế cách điệu nhằm tạo được dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng thì nhãn hiệu đăng ký có khả năng được bảo hộ;
- Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.
Phân nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệ
- Việc phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ hoàn toàn khác so với mã ngành nghề ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng.
- Tất cả dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 11 nhóm dịch vụ (từ nhóm 35 đến nhóm 45)
- Tại Việt Nam, tiêu chí tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm dịch vụ sẽ càng nhiều phí đăng ký.
Một số câu hỏi liên quan khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
Cá nhân có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ không?
Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Do đó cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ.
Tra cứu nhãn hiệu dịch vụ có phải thủ tục bắt buộc không?
Tra cứu nhãn hiệu dịch vụ không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên tra cứu nhãn hiệu dịch vụ để xác định nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không? Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ hay không?
Đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều dịch vụ được không?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chủ đơn đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn có thể đăng ký và sử dụng một nhãn hiệu cho nhiều nhóm dịch vụ khác nhau và việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại dịch vụ theo Thoả ước Nice.
Đăng ký một nhãn hiệu dịch vụ hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như sau: lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng; Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng; Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng; Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng; Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng. Tổng lệ phí đăng ký cho 1 nhãn hiệu/ 01 nhóm là 1.000.000 VNĐ, Lệ phí cấp văn bằng cho 01 nhãn/ 01 nhóm là 360.000 VNĐ.
Dịch vụ của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 về thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu dịch vụ;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu dịch vụ và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng có quan tâm và cần được tư vấn hoặc hỗ trợ về đăng ký nhãn dịch vụ, xin vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hướng dẫn thêm!