Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được phân nhóm từ nhóm 01 đến nhóm 34.
Nhãn hiệu sản phẩm là gì?
Nhãn hiệu sản phẩm dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau nhằm mục đích cho biết ai là người sản xuất ra những loại sản phẩm đó. Nhãn hiệu dùng cho sản phẩm, hàng hóa thường được gắn trên chính hàng hóa hoặc trên bao bì của hàng hóa đó.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được thực hiện thông qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)
Sau khi tra cứu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ .
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
- Giấy uỷ quyền (mẫu gửi kèm)
- 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
- Tờ khai đơn
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Kết quả giai đoạn 1: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được xác nhận và có số đơn đăng ký để theo dõi tiến trình.
Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
Kết quả giai đoạn 2 của đơn đăng ký nhãn hiệu: Công văn chấp nhận đơn hợp lệ
Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm kèm theo.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Kết quả giai đoạn 3: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng
Giai đoạn 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Kết quả giai đoạn 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 thông báo tới Quý Doanh nghiệp để tiến hành nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giao lại cho khách hàng.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Dấu hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là hình, hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của sản phẩm bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (như dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Tàu, tiếng La tinh…)
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả sản phẩm;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh;
- Nhãn hiệu không nên thiết kế là các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm;
- Trường hợp quý khách hàng có sử dụng các yếu tố loại trừ trong nhãn hiệu muốn đăng ký thì có thể thiết kế cách điệu nhằm tạo được dấu hiệu nhận biết đặc biệt riêng thì nhãn hiệu đăng ký có khả năng được bảo hộ;
- Cách tốt nhất để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu là tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 sẵn sàng tra cứu sơ bộ miễn phí cho Quý khách hàng trước khi thực hiện các công việc tiếp theo trong quy trình đăng ký nhãn hiệu.
Phân nhóm sản phẩm
- Việc phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoàn toàn khác so với mã ngành nghề ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng.
- Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho sản phẩm, hàng hóa.
- Tại Việt Nam, tiêu chí tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí đăng ký.
Một số câu hỏi liên quan khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Chưa có sản phẩm có đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được không?
Theo quy đinh của Luật sở hữu trí tuệ, chủ đơn chưa sản xuất sản phẩm vẫn đăng ký được nhãn hiệu sản phẩm. Thủ tục đăng ký sản phẩm không yêu cầu nộp hồ sơ sản phẩm kèm theo.
Đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm được không?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chủ đơn đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn có thể đăng ký và sử dụng một nhãn hiệu cho nhiều loại sản phẩm khác nhau và việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hoá theo Thoả ước Nice.
Nhóm sản phẩm hàng hóa được quy định ở đâu?
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Nhóm sản phẩm được quy định từ nhóm 1 đến nhóm 34.
Đăng ký một nhãn hiệu sản phẩm hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như sau: lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng; Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng; Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng; Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng; Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng. Tổng lệ phí đăng ký cho 1 nhãn hiệu/ 01 nhóm là 1.000.000 VNĐ, Lệ phí cấp văn bằng cho 01 nhãn/ 01 nhóm là 360.000 VNĐ.
Đăng ký một nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ được không?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ chủ đơn hoàn toàn có thể đăng ký một nhãn hiệu để bảo hộ cho cả sản phẩm và dịch vụ.
Dịch vụ của công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 về thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu sản phẩm;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu sản phẩm và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng có quan tâm và cần được tư vấn hoặc hỗ trợ về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, xin vui lòng liên hệ công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hướng dẫn thêm!