Đất nước Thái Lan ngày càng phát triển, là thị trường tiềm năng, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, để đứng vững trên thị trường Thái Lan, các nhà đầu tư Việt nam không chỉ phải cạnh tranh với nhà đầu tư địa phương mà còn cạnh tranh với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ kinh doanh tại Thái Lan là cần thiết. Các chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cần chú ý các thủ tục sau:
Tra cứu nhãn hiệu tại Thái Lan:
Đây là thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được khả năng đăng ký nhãn hiệu, xem có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự đã được đăng ký hay chưa. Kết quả tra cứu sẽ giúp chủ thể đăng ký tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của trong việc nộp đơn.
Chuẩn bị tài liệu bao gồm:
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;
- Mẫu nhãn hiệu có kích cỡ từ 1,5cm đến 8cm;
- Danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền.
Lưu ý: Nhãn hiệu dự định đăng ký phải đảm bảo điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan thông thường từ 11 đến 13 tháng, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc gồm các giai đoạn: xét nghiệm sơ bộ, xét nghiệm nội dung, Công bố và cấp văn bằng bảo hộ.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan cũng tương đồng với đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên điểm khác biệt là đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan chỉ được công bố sau khi đã trải qua giai đoạn xét nghiệm nội dung, và nếu không có bên thứ ba nào phản đối, đơn sẽ chính thức được cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra, giai đoạn xét nghiệm nội dung tại Thái Lan ngắn hơn ở Việt Nam (chỉ khoảng 90 ngày).
Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan không phải là thủ tục bắt buộc. Các chủ thể có thể tự do sử dụng nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, khi có hành vi xâm phạm chủ sở hữu những nhãn hiệu không đăng ký không thể khởi kiện người vi phạm nhãn hiệu của mình nhằm mục đích ngăn chặn vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại. Chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký mới có các quyền đó. Như vậy, việc đăng ký bảo hộ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ của công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 về đăng ký nhãn hiệu tại một số quốc gia như sau:
- Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;
- Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thái Lan;
- Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.