Đăng ký nhãn hiệu tương tự nhầm lẫn về ý nghĩa năm 2023

Theo quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó có việc nhãn hiệu không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã đăng ký và được bảo hộ trước đó (hay còn gọi là đối chứng).

Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng, cần phải so sánh về ý nghĩa (nội dung), đồng thời phải tiến hành so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu với sản phẩm, dịch vụ của đối chứng.

– Dấu hiệu trùng với đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt đối chứng về ý nghĩa (nội dung).

– Dấu hiệu bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng nếu:

+ Dấu hiệu đó gần giống với đối chứng về ý nghĩa (nội dung) và đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc.

Ví dụ: Hình mặt trời mọc lên khỏi mặt biển có các tia sáng hình sin cũng có khả năng tương tự với hình mặt trời mọc lên khỏi mặt đất có các tia sáng thẳng (cách trình bày khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa là mặt trời mọc).

+ Dấu hiệu chữ có thể tương tự với một dấu hiệu hình (hoặc ngược lại) nếu chúng giống nhau về ý nghĩa cụ thể (ví dụ: đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường, nhãn hiệu thuộc dạng độc đáo hoặc rất ít về số lượng …).

Ví dụ:

MặT TrờI hoặc SUN                      với     hình mặt trời

CON VOI   hoặc   ELEPHANT         với     hình con voi

với điều kiện là các sản phẩm mang nhãn hiệu hoàn toàn trùng nhau.

+ Hai dấu hiệu hình cùng thể hiện một ý nghĩa cụ thể như nhau và có cách thể hiện tương tự nhưng với số lượng khác nhau thì bị coi là tương tự gây nhầm lẫn.

Ví dụ:

Hình một con đại bàng             và      hình nhiều con đại bàng

Hình một bông hoa hồng         và      hình nhiều bông hoa hồng

Một số ngoại lệ:

– Hai dấu hiệu hình giống nhau về mặt ý nghĩa (như cùng hình con voi, hình tàu thủy, hình đầu bếp…) nhưng được trình bày theo các phong cách độc đáo khác nhau thì vẫn có khả năng phân biệt (ví dụ: con vịt thường và vịt Donald của Walt Disney, hoặc hình đầu voi với hình một đàn voi đều có khả năng phân biệt với nhau).

* Lưu ý: Điều này không áp dụng trong trường hợp một đối chứng hình đã nổi tiếng, khi đó mọi hình làm liên tưởng đến ý nghĩa của đối chứng thường gây nhầm lẫn nên bị coi là tương tự.

– Tuy nhiên, trường hợp hai dấu hiệu giống nhau về ý nghĩa chung nhưng về ý nghĩa cụ thể chúng lại khác biệt nhau thì vẫn có khả năng phân biệt.

Ví dụ:

CON CHIM         và      hình chim bồ câu

(chim bồ câu cũng thuộc loài chim, nhưng là giống chim cụ thể)

BÔNG HOA         và      hình hoa hồng

(hoa hồng cũng là hoa nói chung, nhưng là một giống hoa cụ thể)

Quý khách có nhu cầu tư vấn và đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ để Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tư vấn cụ thể!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com