1. Căn cước công dân là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định như sau:

“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định của Luật này”

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể:

– Thẻ căn cước công dân gồm những thông tin sau đây:

+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhận dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và có dấu hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân

 

2. Đi làm căn cước công dân gắn chip mặc áo gì? Mặc áo thun được không?

Theo quy định của pháp luật, cụ thể quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA ảnh chụp căn cước công dân phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc lịch sự

– Không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chujo ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải đảm bảo rõ mặt.

Có thể thấy pháp luạt không có quy định bắt buộc đi làm căn cước công dân gắn chip phải mặc áo gì, mặc áo thun khi đi làm căn cước công dân vẫn được. Khi đi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip, công dân có thể mặc các kiểu áo khác nhau theo sở thích nhưng phải gọn gàng, lịch sự nghiêm túc; Có thể trang điểm nhưng không quá đậm, lòe loẹt, làm mất đi đường nét, đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt.

Để có ảnh Căn cước công dân đẹp một số điểm bạn có thể lưu ý một số điểm như sau:

Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Ảnh chụp chân dung ở mặt trước được dùng để nhận dạng nhân thân trong hầu hết các trường hợp. Vì vậy, để có một bức ảnh Căn cước công dân đẹp, khi chụp ảnh nên mặc áo sơ mi, nếu là màu trắng thì càng tốt. Đầu tóc để gọn gàng, vén tai qua để lộ toàn khuôn mặt. Người có tật khúc xạ (cận thị/viễn thị) không được đeo kính có thể dùng kính áp tròng thay cho kính gọng.

Khuôn mặt có thể trang điểm nhẹ cho tươi tắn nhưng tuyệt đối không kẻ mắt quá đen hay tạo khối đậm để làm khác đi đường nét tự nhiên sẵn có. Khi chụp ảnh nên ngồi tư thế thoải mái, lưng thẳng, miệng cười mỉm cười hoặc giữ nét mặt tươi tỉnh.

 

3. Quy trình làm thẻ căn cước công dân gắn chip như thế nào?

Đối với công dân làm căn cước công dân gắn chip lần đầu:

Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu

Người dân mang theo giấy tờ sau đây: Sổ hộ khẩu

Sau đó điền thông tin vào tờ khai căn cước công dân mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bạn cũng có thể điền tờ khai này tại nhà hoặc tại nới được phát để điền trực tiếp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ

Sau khi người dân xuất trình Sổ hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện. Thì cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc thông tin được thu nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác về người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Tại cơ quan tiếp nhận làm căn cước công dân, người dân sẽ được cán bộ thu nhận vân tay, chụp ảnh nhân dân, kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02 rồi ký tên xác nhận thông tin.

Bước 4: Trả kết quả.

Người dân sẽ được nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện. Thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).

Đối cới người dân đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chip.

Bước 1: Người dân mang theo Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân –  mẫu CC01 tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Trường hợp người dân bị mất Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại CMND cũ:

Đối với CMND 9 số mà còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận chứng minh nhân đã cắt góc hoặc trả sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc chứng minh thư 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân;

Đối với trường hợp chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân;

Đối với trường hợp chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân.

Đối với CMND 12 số, cắt góc phía trên bên phải hoặc mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc cho người đến người đến làm thủ tục.

Trường hợp mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất trong công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.