>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Theo tình huống mà Quý khách hàng đưa ra, trước tiên Luật LVN Group xác định với trường hợp Công ty bạn xây dựng mà gây ảnh hưởng đến 3 hộ gia đình khác thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Chương XX Bộ luật dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Với những câu hỏi của Công ty bạn, Luật LVN Group xin phép được trả lời cụ thể như sau: 

 

1. Khi không chứng minh được thiệt hại cụ thể thì Công ty có phải bồi thường không? 

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể bao gồm những căn cứ sau: 

– Khi một người có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của một người khác mà việc xâm phạm này gây ra thiệt hại thì người có hành vi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Đối với trường hợp việc gây ra thiệt hại là do tài sản gây ra thì chủ sở hữu của loại tài sản gây ra thiệt hại, người chiếm hữu tài sản gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

– Nếu có căn cứ cho rằng thiệt hại xảy ra là do những sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra là do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại thì người gây ra thiệt hại, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản gây ra thiệt hại sẽ không có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về vấn đề bồi thường thiệt hại. 

Ngoài ra Mục I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP đã quy định một chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ thể khác khi có đầy đủ những yếu tố dưới đây: 

– Phải có thiệt hại thực tế xảy ra, thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc các thiệt hại về tinh thần: 

  • Đối với thiệt hại vật chất sẽ được hiểu là những thiệt hại do tài sản; thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; 
  • Đối với những thiệt hại về tinh thần sẽ được hiểu là phần bù đắp về tinh thần của người bị thiệt hại về sức khỏe hoặc là người thân, gia đình của những người bị thiệt hại về tính mạng.

– Phải có những hành vi trái pháp luật

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Có thể hiểu việc thực hiện các hành vi trái pháp luật là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại đang xảy ra (thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật)

– Người gây ra thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý: 

  • Hành vi cố ý gây thiệt hại được hiểu là việc một người đã nhận thức được rõ ràng hành vi mà mình thực hiện sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi của mình. Về mục đích người thực hiện có thể mong muốn hoặc không mong muốn hành vi của mình gây ra thiệt hại nhưng lại có ý thức để mặc thiệt hại/hậu quả đấy xảy ra
  • Hành vi vô ý gây thiệt hại được hiểu là việc một người không thấy trước được những hành vi mà mình thực hiện có khả năng gây ra thiệt hại đối với chủ thể khác mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước được hành vi này sẽ gây ra thiệt hại hoặc là người này có thể thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt hại đấy sẽ không xảy ra hoặc thiệt hại đó có thể ngăn chặn được. 

Căn cứ vào các quy định đã được nêu ở trên thì để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải có thiệt hại xảy ra. Do đó nếu như 3 hộ gia đình xung quanh công trình của Công ty bạn không có cơ sở để xác định việc xây dựng công trình của Công ty bạn gây ra thiệt hại gì cho tài sản của gia đình họ thì sẽ không có căn cứ để yêu cầu Công ty bạn bồi thường thiệt hại. Những chứng cứ để chứng minh về thiệt hại có thể là chứng cứ của ba gia đình liền kề Công ty bạn cung cấp, cũng có thể là những chứng cứ do Tòa án đã thu thập trong quá trình giải quyết vụ án nếu trường hợp các bên giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án. 

 

2. Những trường hợp sẽ được xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại

Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo những căn cứ đã được nêu ở trên thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc bồi thường thiệt hại phải đáp ứng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại nói chung theo quy định tại điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 và Mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, cụ thể việc bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức độ lỗi gây ra những thiệt hại gì, người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường dựa trên mức thiệt hại thực tế đó. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp người gây ra thiệt hại có thể sẽ được giảm mức bồi thường thiệt hại khi thuộc các trường hợp: 

– Trường hợp thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại, tức là người gây ra thiệt hại do vô ý mà gây ra những thiệt hại cho các chủ thể khác.

– Trường thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của chủ thể gây ra thiệt hại, Tòa án sẽ xem xét về khả năng kinh tế của chủ thể gây ra thiệt hại để xem xét tình hình kinh tế trước mắt của họ cũng như là tình hình kinh tế lâu dài của họ có thể có khả năng bồi thường được toàn bộ phần thiệt hại xảy ra hay không. Nếu như trường hợp xem xét người gây ra thiệt hại không có đủ khả năng kinh tế để có thể bồi thường cho toàn bộ số thiệt hại xảy ra tại thời điểm hiện tại và cả tương lai thì Tòa án cũng có thể xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại cho bên gây ra thiệt hại. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group dựa trên những thông tin mà Quý khách hàng đã cung cấp. Trong trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc gì về nội dung đã nêu ở trên Quý khách hàng có thể vui lòng liên hệ với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số tổng đài: 1900.0191 để được hộ trợ trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!