Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 là Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thành lập từ năm 2007. Sau gần 15 năm hoạt động, Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tự hào là một trong những công ty luật uy tín nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Sau đây, chúng tôi xin thông tin tới Quý khách cái nhìn đúng nhất về điều kiện để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Quyền đăng ký sáng chế tại Việt Nam
Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định chỉ những tổ chức, cá nhân sau mới có quyền đăng ký sáng chế:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không được trái với quy định của chính phủ về sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Phạm vi sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
Một trong những điều kiện tiên quyết để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam rằng chúng phải là sáng chế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Theo đó, sáng chế của các cá nhân, tổ chức nước ngoài phải:
- Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;
- Nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Bên cạnh điều kiện tiên quyết trên, sáng chế còn phải đáp ứng một số các điều kiện khác.
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
Bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam sẽ được cấp cho các sáng chế đủ điều kiện bảo hộ, đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Điều kiện về tính mới để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
- Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
- Quy định ở đoạn trên cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Điều kiện về trình độ sáng tạo để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
- Tại Việt Nam, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
- Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp để sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp tại Việt Nam nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Lưu ý: trường hợp sáng chế chỉ đáp ứng hai điều kiện: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó không được cấp Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế tại Việt Nam
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế tại Việt Nam:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191. Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc đăng ký sáng chế tại Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ!