Cùng với sự phát triển kinh tế thì các ngành nghề, công trình xây dựng ngày càng phát triển. Khi đất nước ngày càng phát triển thì Ngành xây dựng của đất nước cũng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện cụ thể ở trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là những năm gần đây công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành đầu tư, xây dựng luôn được Nhà nước coi trọng và phát huy hiệu quả. Một trong những hoạt động được quan tâm và đặc biệt nổi bật đó là ngành đầu tư, xây dựng. Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về những hoạt động đầu tư cho xây dựng một cách chặt chẽ nhất để đảm bảo được kết quả trong quá trình đầu tư so với sự việc bỏ ra là lớn nhất. Bởi vì, khi đầu tư phải có lợi nhuận thì các nhà dầu tư mới tham gia vào để thực hiện việc đầu tư của mình để tạo ra sự thỏa mãn nhu cầu cho sinh hoạt, sản xuất, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho các thành viên trong xã hội.

Chính vì các nguyên nhân trên nên để thực hiện việc đưa ra các quy định chặt chẽ mà pháp luật Đầu tư công đã đưa ra các quy định về việc đầu tư xây dựng thành các nhóm đầu tư A, B, C, có nội dung khác nhau dựa trên các tiêu chí và điều kiện khác nhau. Vậy cũng theo như quy định của luật Đầu tư công năm 2019 này thì có quy định về khái niệm của dự án nhóm A là gì? Thẩm quyền, quy trình phê duyệt dự án nhóm A? Những nội dung trên sẽ được đề cập trong bài viết của Luật LVN Group ngay sau đây:

 

1. Dự án nhóm A là gì?

Trên cơ sở quy định theo Luật Đầu tư năm 2020: Đầu tư xây dựng được hiểu là việc nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Luật đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra đầu tư xây dựng còn được định nghĩa là hoạt động các nhà đầu tư sử dụng các nguồn lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các mục đích về kinh tế xã hội. Thực chất đầu tư xây dựng cũng giống như các loại hình đầu tư khác thì nó cũng được xem là hoạt động kiếm lợi nhuận cho chủ đầu tư và mang lợi ích cho kinh tế xã hội. Trong một dự án đầu tư để thuận tiện cho việc quản lý thì các nhà làm luật đã đưa ra các quy định về việc phân chia đầu tư xây dựng thành các nhóm khác nhau dựa trên số vốn mà các nhà đầu tư sẽ đầu tư cho hoạt động xây dựng này.

Tuy pháp luật Đầu tư công năm 2019 không có quy định rõ ràng về định nghĩa khái niệm của dự án nhóm A, nhưng dựa vào quy định của khái niệm về dự án đầu tư xây dựng vừa nêu ra ở trên thì có thể hiểu một cách đơn giản về dự án nhóm A là một loại dự án đầu tư xây dựng để thu lời và để dự án đó được xem là dự án nhóm A thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bởi vì dự án nhóm A cũng xuất phát từ một dự án xây dựng cho nên dự án nhóm A này cũng mang đầy đủ các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành:

– Đối với dự án nhóm A được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Đồng thời thì các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án và được pháp luật hiện hành quy định, được chia làm ba giai đoạn như sau: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn vận hành kết quả.

– Dự án nhóm A cơ bản có quy mô lớn, kết cấu phức tạp

– Dự án nhóm A có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

– Dự án nhóm A mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng.

 

2. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định về tiêu chí phân loại dự án đầu tư theo các nhóm A, B, C được quy định như sau: “Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định trên thì các dự án đầu tư nhóm A, B, C sẽ được phân biệt với nhau thông qua mức độ quan trọng và quy mô của dự án như: Diện tích sự án, số nguồn vốn đầu tư của dự án, kèm với đó là một số tiêu chí khác được quy định cụ thể tại các điều khác của Luật Đầu tư công năm 2019. Các tiêu chí để phân biệt các dự án đầu tư nhóm này sẽ được thể hiện qua hai nội dung chính của từng dự án đầu tư, đó là tổng mức đầu tư và lĩnh vực đầu tư của dự án đầu tư. Nếu dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. Trong đó:

Dự án nhóm A được quy định chi tiết tại Điều 8 Luật Đầu tư công năm 2019 cụ thể như sau:

Không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp được Luật Đầu tư công năm 2019 quy định bao gồm các: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt, Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. Dự án sản xuất độc hại, chất nổ. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Không phân biệt tổng mức đầu tư.

Dự án từ 2300 tỷ đồng trở lên gồm: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án từ 1500 tỷ đồng trở lên bao gồm: Các dự án về giao thông, trừ dự án quy định về cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện thử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định về hóa chất, phân bón, xi măng; Công trình cơ khí, trừ dự án quy định về chế tạo máy, luyện kim; Bưu chính, viễn thông.

Dự án 1000 tỷ trở lên bao gồm: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Dự án từ 800 tỷ đồng trở lên bao gồm: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này; Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Từ quy định vừa nêu ra ở trên có thể thấy nếu như xét về mặt nội dung, dự án đầu tư nhóm A là một tập hợp các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư có liên quan với nhau được kết hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu về lợi ích đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Bên cạnh đó, nếu nhìn nhận trên góc độ quản lý, dự án đầu tư nhóm A là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn và vật tư, nguồn lực lao động để tạo ra các kết quả tài chính và các kết quả tích cực của nền kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.

Dự án đầu tư nhóm A có nội dung với số vốn đầu tư lớn nhất trong các nhóm được pháp luật này phân chia ra theo từng dự án đầu tư xây dựng. Đối với những dự án thuộc dự án nhóm A chủ yếu các dự án, công trình có quy mô lớn. Do đó mà nội dung của dự án nhóm A của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án quan trọng tầm quốc gia và dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng bao gồm: sự cần thiết đầu tư, dự báo nhu cầu, khu vực và địa điểm đầu tư, phân tích và lựa chọn sơ bộ về công nghệ,… Những nội dung dự án đầu tư nhóm A về vấn đề báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này được quy định chi tiết tại Điều 30 của Luật Đầu tư công năm 2019.

Dự án đầu tư nhóm A cơ bản có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của dự án đầu tư nhóm A là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra.

 

 3. Thẩm quyền phê duyệt dự án nhóm A

Những cơ quan sau đây có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án

– Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia

+ Dự án quan trọng quốc gia

– Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

– Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự. thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đôi với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị

Trường hợp chương trình, dự án quy định tại khoản này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật này đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

– Thủ tướng chính phủ quyết định chủ chương đầu tư chương trình, dự án sau đây:

+ Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý

+ Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trinh đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này

+ Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách, chương trình dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng chính phủ cho phép, sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;

+ Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.

– Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trường đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn công do cơ quan tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trường đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này

– Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trường đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

– Trường hợp điều chỉnh chủ chương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ chương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công.

 

4. Quy trình phê duyệt dự án nhóm A

4.1. Hồ sơ phê duyệt dự án nhóm A

Khi nộp hồ sơ phê duyệt dự án nhóm A, cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

– Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu) (Bản chính)

– Văn bản thống nhất quy mô đầu tư, văn bản thông báo vốn, giao kết hoạch vốn đầu tư (bản sao)

– Văn bản về quy hoạch (quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết, chứng chỉ quy hoạch, thông tin quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền cấp) đối với các dự án đầu tư xây dựng mới (bản chính)

– Hồ sơ pháp lý, năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án; chứng chỉ hành nghề của cá nhân lập dự án (bản sao)

– Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (bản sao)

– Hồ sơ dự án đầu tư: Thuyết minh dự án (bản chính); Thiết kế cơ sở: Phần thuyết minh thiết kế cơ sở, thuyết minh thiết kế công nghệ (đối với các công trình có thiết kế công nghệ) (bản chính); Phần thiết kế bản vẽ xây dựng, bản vẽ công nghệ (bản chính); Biên bản nghiệm thu thiết kế cơ sở (bản sao).

 

4.2. Trình tự thực hiện

– Đối với cá nhân, tổ chức:

  • Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền chuẩn bị hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định

+ Xin chủ trương lập dự án đầu tư

+ Lập báo cáo đánh giá chất lượng công trình hiện trạng đối với dự án có liên quan trực tiếp đến công trình hiện trạng, lập thuyết minh và xin thống nhất quy mô đầu tư của cấp có thẩm quyền.

+ Lập dự án đầu tư đói với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên

  • Bước 2: Chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền đến nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện.
  • Bước 3: Cá nhân hoạc người đại diện tổ chức đến nhận kết quả tại Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện.

– Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định.,
  • Bước 2: Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
  • Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt
  • Bước 4: Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện trở kết quả cho chủ đầu tư.

 

5. Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định thì:

– Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

+ Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày

+ Dự án nhóm A: không quá 15 ngày

+ Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày

– Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

+ Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ tài chính quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Cơ quan quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước các cấp địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, theo như quy định nêu trên thì đối với chương trình, dự án nhóm A  thời gian quyết định đầu tư kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 15 ngày chứ không phải 20 ngày. Ngoài ra, thời gian quyết định đầu tư của các nhóm khác, cụ thể:

– Chương trình đầu tư công: Không quá 20 ngày

– Dự án nhóm B, C: Không quá 10 ngày

– Và trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

+ Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Cơ quan quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước các cấp địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cùng cấp quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

6. Nội dung quyết định chương trình, dự án đầu tư công nhóm A

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định về nội dung quyết định chương trình, dự án đầu tư công nhóm A như sau:

– Quyết định chương trình, dự án đầu tư công nhóm A:

+ Quyết định chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, phạm vi và quy mô; tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình bao gồm danh mục dự án, mức cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác; kế hoạch bố trí vốn và tiến độ thực hiện chương trình; chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc; các dự án thành phần của chương trình, giải pháp tổ chức thực hiện;…

+ Quyết định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu: Tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức quản lý dự án được áp dụng;..

+ Quyết định dự án đầu tư công có phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!