Nhiều chủ nhãn hiệu có quan niệm khi đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thì có sử dụng hay không thì nhãn hiệu đó vẫn thuộc vào sở hữu của chủ nhãn hiệu đã đăng ký nhãn hiệu đó. Tuy nhiên theo pháp luật sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ mà không được sử dụng năm năm liên tục thì sẽ bị chấm dứt hiệu lực cho văn bằng đó. Khẳng định này căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019: Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
- Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – chi phí độc lập;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.