1. Biểu hiện của sự lạm dụng độc quyền

Nhà nước và pháp luật chỉ có thể trừng phạt doanh nghiệp khi chúng sử dụng vị trí độc quyền như một lợi thế trong các quan hệ thị trường và đặt các chủ thể khác vào tình trạng bất lợi. Thực tế cho thấy, có hai dạng biểu hiện của sự lạm dụng độc quyền là:

– Lạm dụng để duy trì củng cố quyền lực.

– Lạm dụng để khai thác quyền lực (bóc lột). Hai nhóm hành vi nói trên được quy định khá chi tiết trong các nhóm vi phạm tại khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh bao gồm: Ngăn cản sự gia nhập của đối thủ mới, ấn định giá mua bán sản phẩm bất hợp lí, ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt các điều kiện kí kết hợp đồng, các nghĩa vụ không liên quan đến đổi tượng của hợp đồng gây thiệt hại cho khách hàng…

1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác

Ngoài những hành vi nói trên, khoản 2 Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018 còn. quy định thêm hai hành vi áp dụng riêng đổi với doanh nghiệp độc quyền.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng

Thứ nhất, hành vi được thực hiện trong các giao dịch giữa doanh nghiệp độc quyền với khách hàng. Với vị trí độc tôn của doanh nghiệp trên thị trường liên quan, quyền lựa chọn của khách hàng về người cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm đã bị triệt tiêu và sự lựa chọn duy nhất mà thị trường trao cho họ là giao dịch với doanh nghiệp. Với hiện trạng đó, khách hàng ở vào tình trạng bất lợi một cách tự nhiên so với doanh nghiệp độc quyền.

Thứ hai, nội dung của hành vi là áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Dấu hiệu hày được phân tích bàng những nội dung sau 1) đối tượng bị hành vi xâm hại là khách hàng của doanh nghiệp; 2) điều kiện bất lợi mà khách hàng phải gánh chịu là những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những nghĩa vụ có thể là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng hoặc không (đặt ra như là điều kiện cho việc kí kết họp đồng). Sự bất lợi mà khách hàng phải gánh chịu được chứng minh bằng các nghĩa vụ có khả năng gây ra khó khăn cho người thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, hành vi là sự áp đặt của doanh nghiệp độc quyền đối với khách hàng. Tính chất áp đặt cùa hành vi là việc doanh nghiệp buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ bất hợp lí. Dấu hiệu này được chứng minh bằng những căn cứ sau: 1) Các nghĩa vụ bất hợp lí được khởi sự từ doanh nghiệp độc quyền mà không là kết quả của sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa hai bên; 2) khách hàng phải chấp nhận các nghĩa vụ mà không thể có bất cứ một ý kiến hoặc yêu cầu nào khác. Hành vi áp đặt của doanh nghiệp đã đặt khách hàng vào tình ttạng hoàn toàn bị động không thể có bất cứ phản ứng nào ữong giao dịch với doanh nghiệp.

3.Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có tí do chính đáng

Có thể khái quát thành những dấu hiệu cơ bản sau:

Thứ nhất, là hành vi đơn phương của doanh nghiệp độc quyền về việc thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã kí kết

+ Trường hợp thay đổi hợp đồng: Trong lí thuyết về hợp đồng, thay đổi hợp đồng bao gồm thay đổi về nội dung và thay đổi về chủ thể của hợp đồng. Thay đổi về nội dung là sự thay đổi một số nội dung trong các điều khoản của hợp đồng đã thoà thuận; thay đổi chủ thể là việc chuyển giao việc thực hiện liợp đồng (hoặc việc tiếp tục thực hiện) cho người khác. Luật cạnh tranh không quy định việc đơn phương thay đổi hợp đồng là thay đổi nội dung hay chủ thể của hợp đồng đó, nên khi có bất cứ sự thay đổi nào trong hai trường hợp nói trên do ý chí của doanh nghiệp độc quyền đều có thể bị kết luận là vi phạm.

Sự thay đổi nội dung của một hoặc một số điều khoản mà không có sự thoả thuận làm cho ý chí thực sự được thể hiện trong hợp đồng của khách hàng không cồn nguyên vẹn, từ đó mục đích mà họ hướng đến khi kí kết, thực hiện hợp đồng sẽ không thể đạt được cho dù sự thay đổi nói hên có thể đem đến những giá trị vật chất tốt hơn. Mặt khác, khi nội dung hợp đồng thay đổi sẽ làm cho những nghĩa vụ đổi ứng của các bên không còn được nguyên trạng như khi kí kết. Khách hàng phải thực hiện những nghĩa vụ không hình thành từ sự tự nguyện của họ. Do đó, khi đơn phương thay đổĩ nội dung hợp đồng, doanh nghiệp độc quyền đã xâm hại đến nguyên tắc tự do giao kết mà lí thuyết và pháp luật hợp đồng đã thừa nhận đồng thời còn đẩy khách hàng vào những hoàn cảnh khó khăn vì phải miễn cưỡng thực hiện những đỉều khoản mà doanh nghiệp áp đặt.

Thay đổi chủ thể của hợp đồng dẫn đến việc người thực hiện không là doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng với khách hàng. Thực ra, trong pháp luật về hợp dồng vấn đề thay đổl chủ thể rất ít khi xảy ra trừ trường hợp các bên có sự chuyển giao một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp khác.

+ Trường hợp huỷ bỏ hợp đồng: Huỷ bỏ họp đồng là việc -bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cà các nghĩa vụ hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp bãi bỏ một phần thì các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Theo pháp luật hiện hành, việc huỷ bỏ hợp đồng được thực hiện hợp pháp trong các trường hợp sau:

Theo sự thoả thuận của các bên khi việc thực hiện hợp đồng đối với các bên là không còn cần thiết. Lúc này, quyền tự do khế ước được sử dụng làm cơ sở lí luận quan trọng cho tính họp lí của việc huỷ bỏ họp đồng;

Huỷ bỏ hợp đồng được sử dụng là biện pháp chế tài trong các giao dịch thương mại khi có hành vi vi phạm của một bên thoả mãn một trong hai điều kiện sau:

1) hành vi vi phạm được thực hiện lá điều kiện mà các bên đã thoả thuận để huỷ bỏ hợp đồng; hoặc

2) hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản cùa hợp đồng”.

Như vậy, pháp luật thừa nhận một số trường họp đơn phương huỷ bỏ hợp đồng là hợp pháp khi thoả mãn các điều kiện nói trên, về mặt lí thuyết, việc huỷ bỏ hợp đồng cho dù là hợp pháp hay không, cho dù là kết quả của sự thoả thuận hay hành động đon phương của một bên thì đều đưa đến việc không thừa nhận hiệu lực của phần hợp đồng bị tuyên bố huỷ bỏ. Mọi điều khoản mà các bên đã nỗ lực thương thảo, kí kết trở thành vô nghĩa, yì thể, khi hành vi huỷ bỏ là đơn phương thì hậu quả xảy ra đối với bên cọn lại sẽ rất lớn:

Thứ hai, doanh nghiệp độc quyền đã không có lí do chính đáng khi thay đổi hoặc huỷ bỏ họp đồng đã kí kết. Luật cạnh, tranh không quy định lí do chính đáng để việc thay đổi hay huỷ bỏ hợp đồng là hợp pháp.

Ngoài ra còn có các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác, tương tự như điều khoản mở về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đã phân tích ở trên.

4. Quy định về mức xử phạt hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 9. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:

a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;

b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;

b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng

5. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về lạm dụng vị trí độc quyền

Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 75/2019/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền;

3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định này;

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group