1. Pháp luật các nước về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Hiện nay, có hai xu hướng cơ bản trong pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế khi mô tả về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường dưới góc nhìn luật cạnh tranh:

Xu hướng thứ nhất

Pháp luật đưa ra khái niệm và có những quy định cụ thể về từng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Điển hình cho xu hướng này là các quy định trong Bộ quy tắc về cạnh tranh của Liên hợp quốc được thông qua ngày 22/4/1980 và Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo đó, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là hành vi hạn chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyển sử dụng để duy trì hay tăng cường vị trí của nó trên thị trường bằng cách hạn chế khả năng gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh tranh”.

Xu hướng thứ hai

pháp luật không đưa ra khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền mà chỉ quy định một cách khái quát các dấu hiệu cấu thành của hành vi đồng thời có những quy định cụ thể liệt kê các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Ví dụ điển hình cho xu hướng này là pháp luật cạnh tranh của Canada. Khoản 1 Điều 79 Luật cạnh tranh Canada không đưa ra khái niệm mà quy định về ba dấu hiệu của hành vi này:

1) Một hoặc một nhóm doanh nghiệp về cơ bản hoặc hoàn toàn kiểm soát một loại hình hoặc một phân đoạn kinh doanh, dù trên toàn lãnh thổ Canada hay tại bất kì khu vực nào đó của nó;

2) Đã hoặc đang thực hiện hành vi phản cạnh tranh được quy định trong luật cạnh tranh;

3) Hành vi đó đã, đang hoặc có khả năng làm cản trở hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường một cách đáng kể. Bên cạnh các dấu hiệu của hành vi được quy định trong Điều 79, Điều 78 Luật cạnh tranh Canada liệt kê 9 nhóm hành vi phản cạnh tranh có thể bị cấm.

So sánh hai xu hướng này, có thể thấy rằng sự khác biệt căn bản thể hiện ở hai điểm chính sau:

1) Khác nhau về kĩ thuật thiết kế quy phạm pháp luật. Nếu như xu hướng thứ nhất tìm cách khái quát hoá hành vi bằng một khái niệm chung thì xu hướng thứ hai tập trung vào quy định mô tả từng hành vi cụ thể. Việc liệt kê các dấu hiệu của hành vi đơn giản chỉ là những nội dung bắt buộc phải chứng minh khi xử lí một vụ việc cụ thể về hành vi hạn chế cạnh tranh.

2) Hai xu hướng này còn khác biệt nhau ở dấu hiệu chủ quan của hành vi. Nếu Luật cạnh tranh Canada quy định hành vi lạm dụng có khả năng (hậu quả) làm sai lệch, cản ttở hoặc làm giảm cạnh tranh thì Bộ quy tắc và luật mẫu về cạnh ữanh lại nhấn mạnh đến mục đích duy trì, củng cố vị trí của doanh nghiệp vi phạm bằng cách ngăn cản người khác gia nhập thị trường hoặc hạn chế quá mức cạnh hanh. Neu so sánh từ góc độ lí luận, cách tiếp cận của Luật cạnh tranh Canada có vẻ trừu tượng hơn so với khái niệm của Luật mẫu về cạnh tranh, bởi lẽ việc xác định mức độ sai lệch, giảm hoặc cản trở cạnh tranh không phải là việc đơn giản, do cạnh tranh là khái niệm phản ánh mối quan hệ ganh đua trên thương trường nên khó có đại lượng khách quan nào có thể cân đong được mức độ của quan hệ cạnh tranh một cách chính xác. Trong khi đó, xác định khả năng duy trì và củng cố vị trí của doanh nghiệp sẽ là đơn giản hơn, người ta có thể dựa vào những thông số kinh tế, kĩ thuật trên thị trường liên quan về số lượng doanh nghiệp, về thị phần, mức chênh lệch thị phần giữa các doanh nghiệp… là có thể đưa ra các kết luận khá chính xác.

2. Pháp luật Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền.

2.1. Khái niệm.

Vị trí thống lĩnh trên thị trường là vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà với vị trí ấy doanh nghiệp có thể chi phối sự biến động giá cả trên thị trường một cách đáng kể. Có thể coi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có quyền lực thị trường ở mức cao.

Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay theo xu hướng thứ nhất. Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh và định nghĩa thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (Xem: Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018).

Có thể hiểu các khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau. Vị trí thống lĩnh trên thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp. Theo đó, một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm doanh nghiệp cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau: hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là những hành vi do doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện nhằm củng cố vị trí thống lĩnh bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường, ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh, dẫn đến những sai lệch về cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh chỉ vi phạm luật cạnh tranh khi có hành vi “lạm dụng” vị trí của mình, tức là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh không đương nhiên bị coi là trái pháp luật. Luật chỉ không cho phép doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp này lạm dụng vị trí lợi thế của mình trên thị trường nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2.2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Luật cạnh tranh đã liệt kê từng hành vi cụ thể trong ba nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh kể trên (Xem: Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018). Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018 liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền bao gồm:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất họp lí hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ phải mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thành thực. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh (giả định) là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh. Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng.

– Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kĩ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng – là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong giao dịch với khách hàng.

Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng – là việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng.

Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng – là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối thủ cạnh tranh tiến hành việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ như hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng hoặc hành vi đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu

– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

– Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

Khoản 2 Điều 27 Luật cạnh tranh bổ sung hai hành vi áp dụng riêng với doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường, bao gồm:

– Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

– Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hưỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lí do chính đáng

– Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group