Tác hại của thuốc lá thì chắc hẳn ai cũng biết, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ quy định của pháp luật về hành vi chủ động hút thuốc lá tại nơi công cộng hoặc thậm chí hút thuốc lá tại nơi làm việc, thậm chí còn có một số cán bộ công chức, viên chức còn sử dụng thuốc lá trong quá trình làm việc và tiếp đón người dân, điều này dấy lên một số điểm búc xúc trong quá trình công dân lên cơ quan để làm việc, chính vì điều này nên một số người dân có đặt ra sự vướng mắc về việc cán vộ, công chức, viên chức hút thuốc lá trong quá trình tiếp đón công dân có vi phạm pháp luật hay không? Bài viết này Luật LVN Group xin đưa ra một số giải đáp như sau:

 

1. Thuốc lá và việc sử dụng thuốc lá là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định về khái niệm của thuốc lá như sau:

“1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 có quy định về việc “sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá”

 

2. Sử dụng thuốc lá tại nơi làm việc có vi phạm không?

Hiện tại, việc sử dụng thuốc lá tại nơi làm việc không có xa lạ, việc sử dụng thuốc lá người sử dụng hay dùng lý do khi họ sử dụng sẽ khiến cho người dùng giảm căng thẳng từ công việc tại nơi làm việc, tư duy nhanh chóng hơn. Tại một số văn phòng, trụ sở công ty mặc dù đã có sử dụng biển báo cấm hút thuốc lá nhưng vẫn còn tình trạng người lao động hoặc khách hàng vẫn thản nhiên sử dụng.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc lá tại nơi làm việc không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh và đây là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể trong Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định về những địa điểm cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc. Chính vì hút thuốc lá tại nơi làm việc là một hành vi bị cấm nên khi hút thuốc lá tại nơi làm việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 25, Nghị định 117/2020/NĐ – CP có quy định về hút thuốc lá tại nơi làm việc sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 500.000 đồng. 

 

3. Thế nào là tiếp công dân?

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật tiếp công dân năm 2013 có quy định về khái niệm tiếp công dân như sau:

“1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.”

Thứ hai, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

+ Chính Phủ;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và Tổ chức tương đương; cục;

+ Uỷ ban nhân dân các cấp;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Các cơ quan của Quốc hội;

+ Hội đồng nhân dân các cấp;

+ Toà án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, Kiểm soát nhà nước.

Thứ ba, hoạt động tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, cá nhân diễn ra theo quy trình như sau:

Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân phải có trách nhiệm đón tiếp, ghi nhận lại thông tin của công dân, nội dung công dân thắc mắc hoặc phản ánh, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.

Tiếp theo, người tiếp nhận nội dung phản ánh, tố cáo hoặc thắc mắc phải phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Sau đó cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền xác minh thông tin phản ánh, kiếu nại để mời công dân đến để tổ chức buổi tiếp công dân.

Sau cùng sẽ thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, khiến nghị, phản ánh của công dân.

 

4. Tác phong khi tiếp đón công dân 

Như có trao đổi ở trên nội dung tiếp công dân phải diễn ra theo trình tự quy định của pháp luật, chính vì thế nên việc tiếp đón công dân người có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân phải có tác phong, thái độ chuẩn chỉnh. Trong một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tác phong, ứng xử khi tiếp nhận và tổ chức tiếp công dân trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, ví như trong Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11 tháng 3 năm 2021 có quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân. 

Cũng theo Thông tư số 01/2021/TT-TTCP có quy định, trong quá trình tiếp công dân thì người tổ chức không được thực hiện những việc sau:

– Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, trang phục đầy đủ theo quy định của ngành;

– Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, sắp xếp không giam làm việc sạch sẽ;

– Không được hút thuốc lá trong khuôn viên trụ sở cơ quan, gương mẫu chấp hành các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

– Không uống rượu bia, hoặc sử dụng chất kích thích khác tại cơ quan.

 

5. Hút thuốc trong quá trình tiếp công dân có vi phạm không?

Như có đề cập thông tin ở phía trên, thì theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định về cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc hoàn toàn. Vì vậy việc một số cán bộ, công chức, viên chức hút thuốc lá tại trụ sở, phòng làm việc nơi đón tiếp công dân là một hành vi sai phạm, và đối với hành vi sai phạm này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Còn đối với trường hợp hành vi hút thuốc lá tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức làm ảnh hưởng đến uy tín, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân thì còn tuỳ thuộc vào hậu quả của hành vi này gây ra cán bộ, công chức, viên chức đó sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức như kiển trách; cảnh cáo; cách chức hoặc bãi nhiệm. 

Trên đây là phần trao đổi của công ty Luật LVN Group, nếu quý Khách hàng có những thắc mắc thêm về việc này vui lòng liên hệ: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn.