Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn ghi trên văn bằng. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực, có thể hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ.
Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp uy tín sẽ tư vấn và giải đáp một số khía cạnh pháp lý liên quan đến hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu năm 2020 như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sở hữu trí tuệ 2009).
- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
Các trường hợp hủy bỏ toàn bộ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
- Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Các trường hợp hủy bỏ một phần hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
- Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Nhãn hiệu không phải là một khối thống nhất mà được tập hợp từ nhiều yếu tố khác nhau. Khi một trong các yếu tố này không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu thì Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không đáp ứng đó.
Khi hủy bỏ hiệu lực thì nhãn hiệu được thể hiện trên văn bằng đó không còn được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ thì nhãn hiệu buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định cũng như người nộp đơn phải có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Căn cứ hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhãn hiệu:
Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì một trong những căn cứ để đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là chứng minh được “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”.
Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với điều kiện phải nộp phí và lệ phí. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (theo Mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
- Chứng cứ (nếu có);
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thời hiệu hủy bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
- Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ nếu người được cấp văn bằng không sử dụng nhãn hiệu liên tục, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
Lưu ý: Quy định trên cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.
Dịch vụ của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 liên quan đến hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu):
- Tư vấn điều kiện hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn, tra cứu thông tin tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, phúc đáp các công văn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu và hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Báo cáo tiến độ và tư vấn các bước kế tiếp cho khách hàng;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục;
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn chi tiết.