1. Đã 24 tuổi có được tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, năm nay 24 tuổi nhưng vẫn muốn đi nghĩa vụ quân sự nhưng năm 18 tuổi đi khám em chưa đủ chiều cao nên không được đi. Giờ muốn đi tình nguyện có được không ?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu ?

Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ vẻ vang của công dân, thể hiện lòng yêu nước và bảo vệ Tổ quốc. Khi công dân đến tuổi gọi nhập ngũ thì cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Vậy độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, bạn hiện đang ở độ tuổi từ 18 đến 25, đạt đủ điều kiện về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, học vấn đã đủ điều kiện được đề cập ở trên thì bạn sẽ được xét nhập ngũ tùy thuộc vào kế hoạch gọi công dân nhập ngũ của năm, số lượng tuyển quân của địa phương bởi lứa tuổi được gọi nhập ngũ xét từ thấp đến cao.

2. Về quyền lợi sau khi nhập ngũ

Những quyền lợi mà khi bạn nhập ngũ và phục vụ tại ngũ như sau:

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;……

3. Sau khi ra quân có thể được ưu tiên trở thành sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp không ?

Trở thành quân nhân chuyên nghiệp phục vụ lâu dài trong quân đội là ước mơ của không ít thanh niên trẻ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng làm thế nào để từ lính nghĩa vụ trở thành quân nhân chuyên nghiệp là điều không phải ai cũng biết.

Điều kiện tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp

Theo Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, để trở thành quân nhân chuyên nghiệp có 02 con đường: Được tuyển chọn hoặc Được tuyển dụng.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 14 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 này đối tượng được tuyển chọn bao gồm: Sĩ quan quân đội trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan: “Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội; Công nhân và viên chức quốc phòng”.

Như vậy, hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn tham gia nghĩa vụ quân sự thì có thể tham gia tuyển chọn để trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

– Khi Quân đội nhân dân có nhu cầu biên chế.

4 trường hợp được ưu tiên tuyển chọn

Thông tư 241/2017/TT-BQP quy định ưu tiên tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp đối với:

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên;

– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học các ngành, nghề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ Quân đội không đào tạo, phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp,

– Có tài năng, năng khiếu đặc biệt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và biên chế của Quân đội nhân dân trong các ngành, lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật.

– Là người dân tộc thiểu số.

Cách thức tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan, hạ sĩ quan sau khi hết thời hạn tham gia nghĩa vụ quân sự có nguyện vọng trở thành quân nhân chuyên nghiệp cần nộp 01 bộ hồ sơ (gồm Đơn tự nguyện phục vụ Quân đội theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp; Bản sao công chức văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và bảng điểm học tập toàn khóa) đến đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương.

Thời gian tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ thực hiện trong Quý 1 hằng năm.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Mọi văn bản có thể sẽ có thay đổi theo thời gian. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191 .

2. Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự theo luật mới nhất ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em sinh ngày 20/04/1990 em đã học xong đại học nhưng theo luật nghĩa vụ quân sự cũ là độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự cũ là đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Thì em đến ngày 21/04/2015 thì em đã hết tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Nhưng luật mới ra và được thi hành từ ngày 01/01/2016.
Vậy cho em hỏi em đã hết tuổi trước khi luật mới ra thì em có bị kéo dài tuổi không ?
Cám ơn Luật sư của LVN Group.
– N.N.T

Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự theo luật mới nhất ?

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư trả lời:

Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015:

“Điều 12. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên”.

Theo đó, công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên, công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Và cũng tại Điều 30 Luật này có quy định về độ tuổi gọi đi nhập ngũ:

“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.

Theo đó, trường hợp của bạn, bạn đã theo học và hoàn thành xong chương trình đại học, trong thời gian bạn học thì được tãm hoãn nghĩa vụ quân sự, tức độ tuổi gọi nhập ngũ của bạn sẽ được kéo dài thêm 2 năm, tức đến hết năm 27 tuổi.

Bạn vẫn sẽ bị gọi nhập ngũ cho đến năm 2017. Nhưng hiện tại là năm 2018, tức bạn có thể đã qua sinh nhật lần thứ 27 của mình, bạn sẽ không thuộc đối tượng bị gọi nhập ngũ nữa.

Nhưng nếu bạn có nhu cầu muốn được đi nghĩa vụ quân sự, bạn có thể viết đơn đăng ký vào những đợt gọi nghĩa vụ quân sự.

“Điều 16. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này”.

“Điều 13. Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng kýnghĩa vụ quân sự”.

“Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Pháp luật cũng quy định về việc, công dân hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì sẽ có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị”.

“Điều 7. Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:

a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;

b) Thôi phục vụ tại ngũ;

c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.

Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này”.

“Điều 25. Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:

1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;

2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi”.

“Điều 26. Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

1. Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm như sau:

1. Nhóm A: Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;

2. Nhóm B: Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40 tuổi”.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Có giấy bảo nhập học thì đi nghĩa vụ quân sự ?

Chào quý công ty, xin quý công ty giúp tôi tư vấn trường hợp này ạ. Cảm ơn! Tôi sinh năm 1993, tôi vừa tốt nghiệp Đại học tháng 8.2015, sau đó tôi có thi luôn lên Cao học và đang chờ kết quả thi. Hôm nay tôi có nhận được giấy triệu tập khám nghĩa vụ quân sự của địa phương.
Xin cho tôi hỏi, trong trường hợp khám sức khỏe tôi đạt yêu cầu, tuy nhiên sau đó tôi có nhận được giấy báo nhập học cao học thì tôi có thể xin tạm hoãn gọi nhập ngũ không ạ? Nếu có thì tôi cần làm những thủ tục gì ạ?
Tôi rất mong sẽ nhận được sự tư vấn. Xin cảm ơn.

Có giấy bảo nhập học thì đi nghĩa vụ quân sự?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trường hợp tạm hoãn hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gianmột khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày”.

Sau khi bạn đi khám sức khỏe đạt yêu cầu, sau đó mới có Giấy báo nhập học thì sẽ phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hơn nữa việc tạm hoãn chỉ đói với trường hợp bạn đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên. Do đó bạn không rơi vào trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về việc bị cận và loạn thị có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự không ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Hai anh em sinh đôi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự cùng 1 lúc không ?

Chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi nhà em có 02 anh em sinh đôi, cả 2 thì có bắt buộc 2 anh em đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự cùng một lúc không. Hay chỉ cần một người tham gia nghĩa vụ quân sự ?
Nhờ Luật sư tư vấn giúp em Em cảm ơn ạ!

Luật sư tư vấn:

Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Theo Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy đinh về Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

“Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

d) Có trình độ văn hóa phù hợp.

2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân”.

Và theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP. Quy định về các tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm:

“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân cótrình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên”.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về Tạm hoãn gọi nhập ngũ:

“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Và theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

“Điều 5. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Như vậy, theo quy định trên thì không bắt buộc 2 anh, em cùng tham gia nghĩa vụ quân sự cùng một lúc, nếu không muốn tham gia cùng một lúc thì có thể để 1 người nhập ngũ trước và người còn lại sẽ làm thủ tục tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Về thủ tục tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự bạn có thể tham khảo dưới đây:

Hồ sơ, thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Theo Khoản 1, Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thì thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định.

Hồ sơ yêu cầu tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm

– Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình

– Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Giấy xác nhận về việc có anh hoặc anh tham gia nghĩa vụ quân sự.

Sau đó, bạn gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã , Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức xét duyệt việc tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự áp dụng cho công dân trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ nhưng vì các lý do khác nhau theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự để xin hoãn nghĩa vụ quân sự:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____***_____

ĐƠN XIN TẠM HOÃN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch UBND……………

Tôi tên là……………………………… sinh ngày……………………

Nghề nghiệp……………………………………..,………………………

CMND/CCCD số……ngày cấp……………………..nơi cấp…….

Hộ khẩu thường trú………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính mong đồng chí Chủ tịch UBND … xem xét cho tôi được tạm hoãn/miễn nghĩa vụ quân sự.

Lý do: ………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những gì trình bày ở trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……………….,ngày…../…../…….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

Một số lưu ý khi soạn thảo đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự (Chú ý):
– Ghi rõ lý do được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015

– Giấy tờ có liên quan như là: Giấy xác nhận việc có anh hoặc em tham gia nghĩa vụ quân sụ

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

5. Tự chặt ngón tay để không phải đi nghĩa vụ quân sự ?

Kính chào Luật sư của LVN Group. Em trai tôi có lệnh gọi nhập ngũ từ năm ngoái nhưng em ấy không muốn đi vì công việc kinh doanh đang thuận lợi. Năm ngoái em đã bị xử phạt hành chính vì trốn không đi khám nghĩa vụ quân sự. Năm nay em ấy không biết nghe ai mà tự chặt một đốt ngón tay trỏ phải để không phải đi nghĩa vụ quân sự.
Em ấy có giấy triệu tập của cơ quan công an huyện nên rất lo lắng không biết em ấy có bị đi tù hay không ? Gia đình cử tôi hỏi Luật sư của LVN Group xem vấn đề này là thế nào ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp.

Nhà em có 2 anh em sinh đôi, thì 2 anh em mình có phải đi nghĩa vụ quân sự cùng 1 lúc không?

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự là một hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào mức độ vi phạm để từ đó có biện pháp xử lý khác nhau. Đối với em nhà mình đã bị xử phạt hành chính về vấn đề này thì lần này chắc chắn em nhà mình sẽ bị xử lý hình sự vì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”

Vì vậy, bạn nên hiểu rằng nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho tổ quốc. Thế nên Khoản 2 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định như sau:

“Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.”

Về các công việc được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự thì ngoài đi lính, còn nhiều công việc khác. Tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Thứ hai: Căn cứ theo Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy trong trường hợp này em nhà mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo điểm a khoản 2 Điều này với mức án là từ 01 năm đến 05 năm tù.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group