1. Lý luận về xử lý kỷ luật của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Theo từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, kỷ luật là: “Tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm bảo tính chặt chẽ trong tổ chức đó”. Theo nghĩa trên, kỷ luật của Đoàn được hiểu là tổng thể những điều đã được quy định trong Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn, nghị quyết, các quy chế, quy định của Đoàn có tính chất bắt buộc và các tổ chức đoàn và tất cả đoàn viên phải thực hiện để đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đoàn. Kỷ luật đoàn còn được hiểu theo nghĩa hẹp là hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo,…) với ý nghĩa là những “chế tài”, hậu quả bất lợi mà người vi phạm những quy định của Đoàn phải gánh chịu có tính chất giáo dục, răn đe, trừng phạt của tổ chức. Việc thi hành kỷ luật của Đoàn là hình thức xử phạt của các tổ chức Đoàn có thẩm quyền đối với tổ chức Đoàn và đoàn viên có xi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật.

 

2. Mục đích công tác kỷ luật và thi hành kỷ luật của Đoàn

* Mục đích công tác kỷ luật

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm gắn bó chặt chẽ các thành viên trong tổ chức thành một khối thống nhất, hành động theo một mục đích chung. Sự thống nhất về chính trị, tư tưởng là điều kiện tất yếu và đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức, kết hợp sức mạnh chính trị, tư tưởng với sức mạnh của tổ chức. Những nguyên tắc, chế độ, quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong tổ chức nhằm bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng. Sự thống nhất ý chí hành động, lời nói và việc làm là kỷ luật của tổ chức.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh điều chỉnh hành vi của tổ chức Đoàn và đoàn viên bằng Điều lệ Đoàn và kỷ luật của Đoàn. Kỷ luật chặt chẽ, thì tổ chức vững mạnh, kỷ luật lỏng lẻo thì tổ chức suy yếu, thiểu kỷ luật thì tổ chức tan rã. Kỷ luật gắn liền với tổ chức, bảo đảm cho tổ chức tồn tại, hoạt động và phát triển. Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật của Đoàn, tự đặt mình lên trên tổ chức, ra ngoài tổ chức và những hành động vi phạm kỷ luật của Đoàn, dù nhỏ, đều làm suy yếu sức chiến đấu của Đoàn

Căn cứ Điều 32 chương IX, Điều lệ Đoàn khóa XI, mục đích của kỷ luật Đoàn là: Nhằm thống nhất ý chí và hành động, đảm bảo kỷ cương của Đoàn và giáo dục cán bộ, đoàn viên.

 

* Mục đích thi hành kỷ luật của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

– Thi hành kỷ luật trong Đoàn nhằm giúp cơ quan lãnh đạo của Đoàn, cán bộ, đoàn viên vi phạm kỷ luật thấy được khuyết điểm của mình để sửa chữa, đồng thời giáo dục những người khác nhận thức được rõ hậu quả của hành vi vi phạm kỷ luật.

– Thi hành kỷ luật tạo ra sự đoàn kết, thống nhất giữa ý chí và hành động trong cán bộ đoàn, đoàn viên và tổ chức đoàn.

– Thi hành kỷ luật là nhằm nâng cao sức chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đoàn và đoàn viên.

– Thi hành kỷ luật là góp phần xây dựng con người mới và xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh.

 

3. Tính chất của kỷ luật Đoàn

Kỷ luật Đoàn có tính nghiêm túc và tự giác.

Nghiêm túc, là tất cả các tổ chức đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên đều phải phục tùng kỷ luật của Đoàn, chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đoàn, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, nói và làm theo nghị quyết của Đoàn. Bất cứ ai vi phạm đều phải chịu kỷ luật, không có ngoại lệ, không đoàn viên nào đứng ngoài sự quản lý của tổ chức Đoàn.

Tự giác là đặc trưng cơ bản của kỷ luật Đoàn, vì tổ chức đoàn bao gồm những người tự nguyện, rèn luyện, phấn đấu và thực hiện theo Điều lệ Đoàn. Mọi đoàn viên đều phải tự giác giữ gìn kỷ luật của tổ chức Đoàn.

Tính nghiêm túc và tự giác là yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đoàn vì nghiêm túc phải trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc.

 

4. Nội dung kỷ luật của Đoàn

– Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Việc chấp hành Điều lệ Đoàn, các chủ trương, nghị quyết, quy định, quy chế của tổ chức Đoàn.

– Việc chấp hành các quy chế của các tổ chức khác mà cán bộ, đoàn viên tham gia.

 

5. Phương hướng, phương châm trong thi hành kỷ luật

* Phương hướng

Thi hành kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp tổ chức đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên sa sút ý chí chiến đấu, vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm Điều lệ Đoàn, không chấp hành nghị quyết, quy định, quy chế của Đoàn, vô tổ chức kỷ luật, gây mất đoàn kết, thoái hóa biến chất về phẩm chất đạo đức.

 

* Phương châm

Công minh Là công bằng, rõ ràng, công khai trong thi hành kỷ luật. Mọi cán bộ, đoàn viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đoàn, không có ngoại lệ, không phân biệt chức vụ, nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo… Xử lý nghiêm khắc đối với những người ngoan cố, không nghiêm túc nhìn nhận vi phạm. Xem xét, giảm nhẹ đối với những người thành khẩn nhận rõ vi phạm, tích cực sửa chữa, khắc phục hậu quả.

Chính xác. Là thi hành kỷ luật đúng người, đúng mức độ vi phạm. Khi thi hành kỷ luật cần xem xét toàn diện về nguyên nhân, hoàn cảnh và hậu quả của vi phạm mà quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp.

Kịp thời: là mọi vi phạm cần được phát hiện, xử lý nhanh chóng, đúng thời điểm, đảm bảo ngăn chặn kịp thời hậu quả hoặc không để xảy ra hậu quả lớn hom.

 

6. Một số nguyên tắc trong thi hành kỷ luật của Đoàn

– Cán bộ đoàn và đoàn viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đoàn, nếu vi phạm khuyết điểm tùy theo mức độ đều bị xử lý kỷ luật.

– Trong khi xem xét xử lý kỷ luật, phải căn cứ kết quả tự phê bình và kết quả thẩm tra xác minh để đảm bảo kết luận khách quan, chính xác, không bỏ sót khuyết điểm. Khi xem xét, xử lý cần làm rõ nguyên nhân sai phạm động cơ sai phạm và hoàn cảnh sai phạm.

– Kỷ luật Đoàn không thay thế kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, kỷ luật của các đoàn thể khác hoặc ngược lại.

– Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện cán bộ, đoàn viên vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng thì báo cáo cấp độ đoàn cùng cấp phối họp với cơ quan chức năng xem xét, xử lý.

– Trường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, ủy ban Kiểm ưa khóa cũ chưa kết luận được, phải chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, ủy ban Kiểm tra khóa mới tiếp tục xem xét, kết luận và xử lý.

– Cán bộ, đoàn viên có khuyết điểm đang trong quá ưình kiểm ưa, xem xét, không được rút khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xét đơn xin ra Đoàn của cán bộ, đoàn viên đó.

-Đoàn viên bị khai trừ, sau một năm thì được xem xét kết nạp lại. Thời gian bị khai trừ không được tính tuổi đoàn viên.

 

7. Hình thức kỷ luật của Đoàn

* Đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn

Có 3 hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

Khiển trách: Áp dụng đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn vi phạm Điều lệ, chủ trương, quy chế, nghị quyết, các nguyên tắc của Đoàn; chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ không lớn, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.

Cảnh cảo: Áp dụng đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn vi phạm Điều lệ, không chấp hành chủ trương, quy chế, nghị quyết và các nguyên tắc của tổ chức Đoàn; vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ lớn, ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức giải tán hoặc đã bị đoàn cấp trên kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm.

Giải tán: Áp dụng đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn yếu kém nhiều năm, mất tính chiến đấu không còn tác dụng đối với thanh thiếu nhi. Chỉ áp dụng giải tán cơ quan lãnh đạo của Đoàn khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số cán bộ trong cơ quan lãnh đạo của Đoàn vi phạm khuyết điểm đến mức phải khai trừ hay cách chức.

 

* Đối với cán bộ đoàn

Có 4 hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Khiển trách: Áp dụng đối với những cán bộ đoàn mắc khuyết điểm lần đầu, khuyết điểm ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng gây tác hại trong phạm vi hẹp, đã nhận thấy khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.

Cảnh cáo: Áp dụng đối với cán bộ đoàn vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc tuy mới phạm lần đầu nhung mang tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng.

Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ đoàn vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức đoàn, không xứng đáng để giữ chức vụ đó.

* Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ, khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cán bộ giữ nhiều chức vụ vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cách một chức, nhiều chức hay cách hết các chức vụ.

– Trường hợp cán bộ giữ nhiều chức vụ trong một cấp như bí thư (hoặc phó bí thư), ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành… khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: nếu cách chức bí thư (hoặc phó Bí thư) thì còn là ủy viên Ban Thường vụ và ủy viên Ban Chấp hành; nếu cách chức ủy viên Ban Thường vụ thì còn là ủy viên Ban Chấp hành; nếu cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì hết các chức vụ.

– Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: cách chức ở cấp nào thì chỉ mất chức vụ ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.

– Trường hợp một cán bộ vừa là ủy viên Ban Chấp hành vừa là ủy viên ủy ban Kiểm tra cùng cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: Nếu cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì không còn chức ủy viên ủy ban Kiểm tra; nếu cách chức ủy viên thì tùy thuộc mức độ sai phạm để đề nghị cấp bộ đoàn xem xét tư cách ủy viên Ban Chấp hành.

Khai trừ: áp dụng đối với cán bộ đoàn còn là đoàn viên (trong độ tuổi đoàn viên theo quy định của Điều lệ Đoàn) vi phạm khuyết điểm ở mức rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên.

 

* Đối với đoàn viên

Có 3 hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ

Mức độ áp dụng các hình thức kỷ luật của đoàn viên tương tự như áp dụng đối với cán bộ đoàn.

1. Một số trường hợp không phải là hình thức kỷ luật

2. Đình chỉ công tác, sinh hoạt, chức vụ

– Áp dụng đối với đoàn viên là: đình chỉ công tác, sinh hoạt đoàn.

– Đối với cán bộ đình chỉ công tác, đình chỉ chức vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra và kết luận những vi phạm khuyết điểm có liên quan đến đoàn viên hoặc cán bộ đó, thời hạn đình chỉ không quá 3 tháng. Quá thời gian 3 tháng, chưa có kết luận kiểm tra, nếu thấy cần thiết có thể tiếp tục đình chỉ lần thứ 2 không quá 3 tháng. Thời hạn đình chỉ không được quá 6 tháng (kể cả thời gian gia hạn).

– Trong thời gian bị đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác phục vụ quá trình kiểm tra, người bị đình chỉ vẫn được hưởng lương, phụ cấp chức vụ (nếu có).

– Thẩm quyền đình chỉ công tác, sinh hoạt, chức vụ:

+ Tổ chức Đoàn nào có thẩm quyền kỷ luật cán bộ Đoàn, đoàn viên thì tổ chức đó có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt, chức vụ công tác, sau khi đã thống nhất với cấp ủy cấp quản lý cán bộ bị đình chỉ công tác.

+ Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt Đoàn của đoàn viên do cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp của chi đoàn có đoàn viên bị đỉnh chỉ sinh hoạt ra quyết định.

– Xóa tên trong danh sách đoàn viên : Điều lệ Đoàn khóa XI quy định như sau: “Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng Đoàn phí 3 tháng trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi đoàn xem xét, quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp”.

Luật LVN Group (tổng hợp)