Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

1. Con dấu vuông là gì?

Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Dấu của doanh nghiệp như sau:

– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Con dấu vuông được hiểu là một con dấu được thiết kế theo hình vuông, trên con dấu thể hiện những thông tin quan trọng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có nhiều loại dấu vuông có mục đích và chức năng khác nhau như: con dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo doanh nghiệp,…

Con dấu vuông thường được chia thành hai loại:

– Con dấu pháp lý: Là những con dấu được dùng để thiết kế làm con dấu công ty, doanh nghiệp hay dấu chức danh, mã số thuế,…

– Con dấu không có giá trị pháp lý: Là những con dấu vuông thể hiện vị trí, dấu ấn của các dòng họ, các chi tộc và các đơn vị tổ chức khác.

 

2. Làm giả con dấu, giấy tờ phòng khám bệnh viện bị xử phạt như thế nào?

Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với các hành vi làm giả con dấu như sau:

–  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;

+ Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;

+ Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;

+ Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;

+ Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;

+ Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

+ Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;

+ Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;

+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;

+ Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;

+ Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;

+ Tiêu hủy trái phép con dấu.

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;

+ Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

Theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tôi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt của tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, người nào có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi gây ra. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group. Mọi vướng mắc cần giải đáp về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để nhanh chóng nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, dễ hiểu đến từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý bạn đọc và Quý khách hàng. Trân trọng./.