1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT là gì?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi cuối cấp quan trọng của học sinh lớp 12, nó mang tính chất “2 trong 1”. Không giống như kỳ thi THPT Quốc gia được dùng với 2 mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để xét tuyển vào đại học. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT thì mục đích chín là dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, các trường đại học có thể cân nhắc sử dụng hoặc không sử dụng kết quả thi này để tuyển sinh, tùy vào phương án tự chủ của từng trường.

* Chức năng, nhiệm vụ chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT: Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu rõ: ”Kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT; chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT)”. Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT được dùng để:

– Làm cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp THPT; 

– Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục;

– Các trường cao đẳng, đại học có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh.

 

2. Đối tượng được tham dự kỳ thi và trách nhiệm:

– Đối tượng tham dự kỳ thi là các thí sinh học hết chương trình Trung học phổ thông hoặc các chương trình tương đương với cấp Trung học phổ thông của Việt Nam; những người chưa có bằng tú tài hoặc những ai đã tốt nghiệp THPT có nguyện vọng tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

– Trách nhiệm khi đi thì là chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Đặc biệt là càng không được mang tài liệu hay điện thoại di động vào phòng thi vì cách ra đề của kỳ thi này đã đổi mới nên dù có mang vào cũng không sử dụng được và nếu bị phát hiện sẽ bị đình chỉ thi.

 

3. Môn thi và cách chọn môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp:

– Thí sinh phải thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ cùng một bài tự chọn trong số các bài thi còn lại: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD với THPT và Sử-Địa với GDTX). Để xét tuyển sinh Đại học có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp khối xét tuyển. Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

– Trước khi thi theo bài tổ hợp, thông thường môn Lý là môn có số lượng đăng ký dự thi đông nhất bởi chỉ cần thi thêm môn này, thí sinh đã có thể xét tuyển vào các khối D, A1. Hơn nữa, môn này thường là môn thi trắc nghiệm nên có thể ăn may khi gặp câu hỏi khó và dễ lấy điểm cao. Môn Lịch Sử có tình trạng ngược lại khi rất ít thí sinh chọn thi, có những trường “trắng” học sinh thi môn Lịch Sử. Điều này đã chứng minh cho cách dạy và học sử của các trường tại Việt Nam trong nhiều năm: Ép buộc học sinh học thuộc quá nhiều, nhớ chi tiết từng con số, sự kiện. Đó là cách chọn môn thi của hàng nghìn thí sinh miền xuôi, ở thành phố (trong kỳ thi 2015; 2016); tuy nhiên, ở vùng núi và hải đảo có rất nhiều vùng có tỷ lệ thí sinh chọn sử rất cao còn vật lý thì ngược lại. Các môn Sinh học, Địa lý và Hóa học có thí sinh lựa chọn tương đối đồng đều. Ông Vũ Minh Quang cho rằng việc học sinh ít chọn môn Lịch Sử là thuộc trách nhiệm của người dạy. Kể từ năm 2017, bài thi KHXH cùng môn Sử-Địa-GDCD đã lên ngôi, vượt các môn KHTN bởi chuyển sang thi theo hình thức trắc nghiệm.

 

4. Điểm thi và cách thức xét tốt nghiệp:

– Điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông là 5 điểm trở lên. Nó được tính với tổng điểm 4 môn thi, điểm trung bình cả năm lớp 12, điểm khuyến khích và điểm ưu tiên (nếu có) qua công thức: lấy tổng điểm của 4 bài thi cộng điểm khuyến khích tất cả chia 4 rồi nhân 7, rồi cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân 3; sau đó lấy tổng trên chia 10 và cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

– Bộ Giáo dục và Đào tạo độc quyền công bố điểm thi. Mỗi thí sinh được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi, bao gồm một giấy chứng nhận cho nguyện vọng 1 và ba giấy chứng nhận cho các nguyện vọng còn lại. Từ năm 2016, mỗi thí sinh chỉ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định.

 

5. Lịch thi tốt ngiệp THPT Quốc Gia năm 2022:

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7/2022 (ngày 9/7 dự phòng). Thí sinh phải làm 3 bài thi bắt buộc, là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tự chọn là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải thi đủ 4 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc và chọn 1 trong 2 bài thi tự chọn. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được chọn dự thi 1 trong 7 ngôn ngữ sau: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông. Lịch thi cụ thểnhư sau: 

– Đối với 3 môn thi bắt buộc: Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh:

+ Sáng 7/7, thí sinh thi môn Ngữ văn (120 phút).

+ Chiều 7/7, thí sinh thi môn Toán (90 phút). 

+ Chiều 8/7, thí sinh thi môn Tiếng Anh (60 phút)

– Đối với 1 trong 2 môn thi tự chọn: KHTN và KHXH:

+ Sáng 8/7, thí sinh thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (150 phút).

+ Chiều 87, thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội (150 phút).

Bộ GD-ĐT lưu ý khi đi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải mang theo thẻ căn cước công dân (CCCD) và giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Thí sinh tới điểm thi, vào đúng phòng thi (ghi trong Giấy báo dự thi) để làm thủ tục dự thi, xem kỹ danh sách dự thi về các thông tin cá nhân. Nếu thấy có bất cứ những sai sót nào về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, cần báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc những người làm nhiệm vụ tại điểm thi để xem xét, kịp thời xử lý. Với những trường hợp thí sinh bị mất thẻ CCCD hoặc các giấy tờ cần thiết khác, các em cần phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi để kịp thời xử lý. Trong buổi làm thủ tục dự thi, thí sinh sẽ được giáo viên phổ biến lại một lần nữa về quy chế thi tốt nghiệp THPT, nghe phổ biến lại lịch thi từng môn, các hiệu lệnh trống (hoặc chuông) sẽ được sử dụng tại điểm thi……. Kiểm tra công tác chuẩn bị thi nhiều địa phương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu cần phải kiểm tra từng chi tiết nhỏ như hệ thống tủ đựng đề thi, bài thi, hệ thống camera giám sát, quạt trần, máy phát điện…

 

6. Cách tính điểm tốt nghiệp THPT và một số lưu ý với thí sinh dự thi:

* Cách thức tính điểm: Điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ có các thành phần sau:

– Điểm các môn thi xét tuyển thí sinh đã đăng ký.

– Điểm khuyến khích (thí sinh tham gia và đạt giải tại các cuộc thi học sinh giỏi các môn văn hóa, xếp loại trong giấy chúng nhận hành nghề hay bằng trung cấp).

– Điểm ưu tiên ( KV1 – 0,75 điểm, KV2 – 0,5 điểm, KV3 – 0,25 điểm – gia đình chính sách).

–  Điểm năm lớp 12.

Công thức tính điểm thi tốt nghiệp THPT: Hệ THPT điểm xét tốt nghiệp sẽ lấy 4 điểm xét tuyển cộng với điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 4 nhân với 7 công với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân với 3 công với điểm ưu tiên (nếu có) tất cả chia cho 10. Ví dụ điểm TB lớp 12 của HS là 7,0 thì các môn các em cần tối thiếu mỗi môn là 4 điểm trong đó không có môn nào từ 1,0 trở xuống.

Ví dụ (((4+4+4+4+ 1,5 ( điểm nghề)):4 x7) + (7,0×3 )) : 10 = 5,16 (đây là tổng điểm của thí sinh).

* Một số quy định đối với thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT:

– Đối tượng và điều kiện dự thi:

+ Người đã học xong chương trình THPT hoặc đã học xong chương trình THPT những chưa tốt nghiệp THPT, hạnh kiểm năm lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không xếp loại kém.

+ Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT tham dự kỳ thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

+ Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Trách nhiệm của thí sinh:

+  Có mặt tại phòng thi đúng giờ để làm thủ tục dự thi.

+ Tuân thủ quy định trong phòng thi như: Xuất trình “Thẻ dự thi” cho Cán bộ coi thi; điền đầy đủ thông tin vào đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp; không trao đổi, sao chép bài, sử dụng tài liệu, gian lận, mất trật tự phòng thi; chỉ mang vào phòng thi Bút viết, bút chì, conpa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản hay thẻ nhớ, Atlat Địa lí Việt Nam với môn Địa lí, máy ghi âm ghi hình không thể nghe, xem, truyền, nhận thông tin nếu không có thiết bị hỗ trợ khác,…; cấm mang vào phòng thi giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí, chất gây cháy nổ, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin gian lận;…