Như đã phân tích ở phần trên, khái niệm “lôi kéo bất chính” có thể sử dụng để mô tả nhiều hành vi cạnh tranh khác nhau, với chung bản chất là tác động sai trái lên khách hàng để khiến họ lựa chọn mua, sử dụng hàng hoá dịch vụ của mình, đồng nghĩa với việc không hoặc ngừng mua hàng hoá của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh có khả năng sáng tạo ra rất nhiều cách thức khác nhau để lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 chỉ giới hạn ở hai dạng hành vi là:

– Đưa thông tin gian dổi hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng vê doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhăm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

– So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

1. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn

Quy định về hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” được phát triển dựa trên quy định cũ tại khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004 về “quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn”. Tại Luật cạnh tranh năm 2018, hành vi này đã được khái quát hoá, điều chỉnh tất cả các hình thức đưa thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng, mà trong đó quảng cáo chỉ là một hình thức thông tin.

Cơ chế cạnh tranh chỉ được vận hành tốt khi các thông tin thị trường đầy đủ và minh bạch. Thông tin không trung thực, không đầy đủ không chỉ cản trở cạnh tranh, mà còn khiến cạnh tranh trở nên méo mó, sai lệch. Vì vây, pháp luật đưa ra quy định cấm đối với việc đưa ra các thông tin dạng này.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân biệt giữa thông tin gian dối và thông tin gây nhầm lẫn. Trên thực tế, đa số các quốc gia đã chọn giải pháp quy định hai dạng hành vi gian dối và gây nhầm lẫn cùng chung trong một điều luật, với cách thức và chế tài xử lí giống nhau và Việt Nam cũng đi theo hướng này.

– Thông tin gian dối có thể hiểu là thông tin có nội dung sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dổi người tiêu dùng.

– Thông tin gây nhầm lẫn có thể không sai, nhưng nội dung không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Theo điểm a khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018, các dạng thông tin gian dối, gây nhầm lẫn được phân loại theo nội dung, bao gồm:

-Thông tin về doanh nghiệp: có thể về uy tín, năng lực của doanh nghiệp;

-Thông tin về hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp đó;

-Thông tin về các điều kiện giao dịch đối với sản phẩm; và

-Thông tin về các chương trình khuyến mại.

Thực chất, có thể coi khuyến mại cũng là một loại điều kiện giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng với nhiều ưu đãi hơn cho người tiêu dùng so với điều kiện giao dịch thông thường).

Thông tin gian dối, gây nhầm lẫn có thể xuất hiện trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau với những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, bên cạnh Luật cạnh tranh, nhiều quy định của pháp luật chuyên ngành cũng có điều cấm đối với thông tin gian dối, gây nhầm lẫn, phù hợp với đặc thù của ngành. Có thể lấy ví dụ một số dạng thông tin cụ thể như sau:

– Trong ngành hàng không, thông tin gian dối gây nhầm lẫn thường liên quan đến những tuyên bố về giá vé máy bay. Các hãng hàng không thường quảng cáo vé máy bay giá rẻ nhưng trên thực tế thường lờ đi những khoản tiền khác mà khách hàng phải trả như lệ phí sân bay, phụ phí nhiên liệu, phí đặt chồ… khiến chi phí thực tế họ phải trả cao hơn nhiều.

– Trong ngành kinh doanh bất động sản, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường liên quan đến diện tích bất động sản được bán, cũng như các tiện nghi, dịch vụ kèm theo.

– Trong ngành bảo hiểm, thông tin gian dối, gây nhầm lẫn thường là các ưu đãi về dịch vụ bảo hiểm, cam kết về trả bảo hiểm mà sau đó doanh nghiệp không sẵn sàng áp dụng.

– Trong ngành phân phối và bán lẻ, thông tin có vấn đề thường liên quan đến các chương trình khuyến mại, giảm giá của doanh nghiệp…

Bên cạnh tính chất cạnh tranh không lành mạnh, hành vi này còn có thể xem xét dưới góc độ pháp luật dân sự và hình sự.

– Về dân sự, việc cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn không chỉ vi phạm nguyên tắc trung thực mà còn vi phạm cả nguyên tắc tự nguyện, vì trên thực tế người xem đã thể hiện ý chí mua hàng đối với sản phẩm khi tiếp nhận thông tin. Giao dịch xác lập từ sự nhầm lẫn do thông tin sai lệch khi đó sẽ không phản ánh ý chí đích thực của người mua sản phẩm, vi phạm về tự do ý chí sẽ dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu.

– Về hình sự, Bộ luật hình sự hiện nay quy định về tội quảng cáo gian dối tại Điều 197. Đây là cơ sở để xem xét trách nhiệm pháp lí nặng nề nhất đối với những trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến người tiêu dùng và đời sổng xã hội nói chung.

2. So sánh thiếu căn cứ

Luật cạnh tranh năm 2018 không còn quy định cấm tuyệt đối hành vi so sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, mà chỉ cấm việc so sánh thiếu căn cử, có nghĩa là người đưa ra thông tin không thể chứng minh nội dung so sánh (thể hiện sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác). Nói cách khác, việc so sánh sẽ được chấp nhận nếu nội dung so sánh là đúng đắn, chính xác.

Đây là cách tiếp cận đúng xét trên yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khi thông tin chính xác, trong đó doanh nghiệp nêu lộn những lợi thế có thật của một sản phẩm, dịch vụ, người tiêù dùng sẽ có lợi ích giảm chi phí, thời gian và công sức tìm hiểu, góp phần làm minh bạch hoá thị trường. Phúc lợi mà người tiêu dùng có được nhờ độ thoả dụng tăng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế nói chung của cả thị trường. Mặt khác, khi một doanh nghiệp có những lợi thế cạnh ttanh chính đáng so với đối thủ, sẽ không hựp lí khi ngăn cản người đó công bố chúng, nếu ngăn cản việc này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cạnh tranh nói chung. Vì vậy, hành vi so sánh từ chỗ bị cấm trước đây đã dần được chấp nhận trong thực tiễri thương mại.

Mặc dù vậy, hành vi so sánh vẫn không được chấp nhận một cách tuyệt đối, vô điều kiện. Trong quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường, việc so sánh luôn có nguy cơ chệch hướng trở thành cạnh ttanh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm mất uy tín doanh nghiệp. Từ bản chất, một doanh nghiệp luôn có xu hướng đề cao bản thân và hạ thấp đối thủ, trong khi sự so sánh làm cho người tiếp nhận thông tin dễ tin hơn những tuyên bố thông thường. Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh vẫn cần đặt hành vi này trong sự giám sát chặt chẽ chống lại việc lạm dụng. Nhiều quốc gia cho phép so sánh trung thực đã ràng buộc điều kiện như: Ngay cả những tuyên bố đúng đắn cũng không được phép bôi nhọ người khác, không được đem so sánh những chi tiết không rõ ràng, không dễ kiểm chứng, việc so sánh phải dựa trên cơ sở ngang bằng. Tham khảo Điều 4 Chỉ thị số 2006/114/EC của Hội đồng châu Âu ngày 12/12/2006 về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh.

Điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh ttanh năm 2018 yêu cầu người đưa ra thông tin so sánh phải chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của việc so sánh. Như vậy, có thể coi điều khoản này là một trường hợp đặc biệt của khoản a trong cùng điều luật. Nội dung so sánh mà không có cơ sở chứng minh sẽ bị coi là thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiếp nhận thông tin.

Tuy nhiên, sửa đổi tiến bộ này của Luật cạnh tranh năm 2018 có thể gặp vướng mắc với quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo, trong đó vẫn duy trì điều cấm đối với mọi hình thức quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Việc so sánh đúng đắn, có căn cứ cho dù không bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh nhưng lại vẫn bị coi là vi phạm và bị xử phạt theo Luật quảng cáo.

Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group