Trước khi nộp đơn đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải chắc chắn đã được thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác. Việc này nhằm đảm bảo rằng nhãn hiệu mà chủ đơn đăng ký nhãn hiệu dự định sử dụng hoặc một nhãn hiệu tương tự chưa được đăng bởi công ty bất kỳ cho sản phẩm trùng hoặc tương tự. Phạm vi tra cứu tốt nhất là không chỉ ở nước chủ đơn đăng ký nhãn hiệu mà ở tất cả các nước xuất khẩu tiềm năng nhằm tránh nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác sau này.
Cách thức tra cứu nhãn hiệu
Tự tra cứu: việc tra cứu nhãn hiệu có thể do chủ đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp thực hiện.
- Có thể sử dụng dịch vụ của một đại diện sở hữu công nghiệp bất kỳ.
- Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tiến hành việc tra cứu thông qua cơ quan nhãn hiệu quốc gia (miễn phí hoặc phải nộp một khoản phí).
- Thông qua một cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu thương mại.
- Tra cứu nhãn hiệu qua danh mục các cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu có tại trang web của WIPO tại địa chỉ https://www.wipo.int/portal/en/index.html.
Cho dù chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chọn cách thức nào thì hãy lưu ý rằng việc tra cứu nhãn hiệu chỉ có tính sơ bộ. Không ai có thể bảo đảm rằng sự lựa chọn nhãn hiệu của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu là không “tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với các nhãn hiệu đã được đăng ký hiện đang có hiệu lực. Đó là lý do tại sao sự tư vấn và hướng dẫn của một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp đã quen với hoạt động của cơ quan nhãn hiệu và các quyết định của tòa án là cực kỳ hữu ích. Tuy nhiên, trước khi liên hệ với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể kiểm tra xem cơ quan nhãn hiệu quốc gia (hoặc công ty cung cấp dịch vụ thông tin nhãn hiệu) có cơ sở dữ liệu nhãn hiệu trực tuyến miễn phí mà chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể sử dụng để tự tiến hành trang cứu sơ bộ không.
Phân nhóm nhãn hiệu để tra cứu nhãn hiệu
Nhãn hiệu được chia thành các “nhóm” theo hàng hóa và dịch vụ mà chúng phân biệt. Do đó, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể bắt đầu làm quen với 45 nhãn hiệu khác nhau.
Các nhóm nhãn hiệu
- Ở hầu hết các nước, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải chỉ rõ hàng hóa và/hoặc dịch vụ mà chủ đơn đăng ký nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu và chia chúng thành nhóm.
- Nhóm là các nhóm được đề cập đến trong hệ thống phân loại nhãn hiệu quốc tế. Hệ thống phân nhóm nhãn hiệu cho phép dữ liệu về nhãn hiệu được đăng ký sẽ được lưu trữ theo thứ tự theo các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Điều này tạo thuận lợi lớn cho việc truy vấn thông tin.
- Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu nên đăng ký nhãn hiệu ở tất cả các nhóm mà bạn định sử dụng nhãn hiệu đó.
- Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ dùng cho mục đích đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là bảng phân loại Nice) được sử dụng rộng rãi nhất với 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.
Ví dụ về phân nhóm nhãn hiệu
- Sản phẩm được phân loại như thế nào? Hãy lấy một ví dụ. Nếu công ty của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu sản xuất dao và nĩa thì đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải được chuẩn bị cho nhóm hàng hóa tương ứng là nhóm 8. Tuy nhiên nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu muốn bán các dụng cụ nhà bếp khác khác (như đồ chứa, chảo hoặc nồi) với cùng nhãn hiệu, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu phải đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng hóa tương ứng là nhóm 21.
- Ở một số nước, chủ đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ phải nộp đơn riêng biệt cho mỗi nhóm sản phẩm, trong khi ở các nước khác chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp một đơn đăng ký duy nhất cho nhiều nhóm khác nhau.
- Tại Việt Nam một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều nhóm nhãn hiệu mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Quý khách hàng có nhu cầu tra cứu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, tra cứu đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh nhất!