Lựa chọn hoặc tạo dựng một nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ phù hợp là một công việc rất quan trọng vì nó là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Nếu vậy, nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Dường như là không có nguyên tắc “bất di bất dịch” nào nhưng hãy lưu ý đến các vấn đề sau:
- Nhãn hiệu được đề xuất phải thỏa mãn các điều kiện pháp lý để được đăng ký;
- Nếu nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì tốt nhất là phải bảo đảm rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm và dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả phương tiện truyền thông;
- Từ ngữ không nên có ý nghĩa phức tạp trong ngôn ngữ của nước sở tại cũng như trong ngôn ngữ bất kỳ của các thị trường xuất khẩu khác.
- Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký và tên miền (địa chỉ Internet) tương ứng phải được đăng ký.
Khi lựa chọn một hoặc nhiều từ ngữ làm nhãn hiệu doanh nghiệp nên lưu ý đến ảnh hưởng của việc lựa chọn các loại từ ngữ sau:
- Các từ ngữ tự tạo hoặc tưởng tượng. Đó là các từ ngữ được sáng tạo ra mà không có nội dung hoặc ý nghĩa thực bất kỳ. Các từ ngữ tự tạo có ưu điểm là dễ được bảo hộ bộ vì chúng được coi là có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là làm cho khách hàng khó nhớ được và cần nhiều nỗ lực lớn hơn trong quảng bá sản phẩm. Ví dụ điển hình là là Kodak và Exxon.
- Nhãn hiệu tùy hứng. Đó là những từ ngữ có ý nghĩa không liên quan gì đến sản phẩm mà chúng quảng cáo. Loại nhãn hiệu này có thể dễ dàng được bảo hộ nhưng lại cần được quảng cáo nhiều hơn để tạo ra mối liên hệ giữa nhãn hiệu và sản phẩm trong trí nhớ người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là Apple và Sun dùng cho máy tính.
- Nhãn hiệu gợi ý. Đó là nhãn hiệu ám chỉ một hoặc một số thuộc tính của sản phẩm. Ưu điểm của nhãn hiệu gợi ý là chúng như một hình thức quảng cáo. Tuy nhiên có rủi ro nhỏ là một số nước coi nhãn hiệu gợi ý là sự mô tả về sản phẩm và từ chối đăng ký. Một số nhãn hiệu gợi ý là Coppertone dùng cho kem chống nắng.
Cho dù chủ đơn chọn loại nhãn hiệu nào thì điều quan trọng là phải tránh sự bắt chước các nhãn hiệu đã được đăng ký. Một sự thay đổi nhỏ trong nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh hoặc sự viết sai chính tả của nhãn hiệu nổi tiếng có thể sẽ không được đăng ký.
Để đảm bảo điều kiện nhãn hiệu đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có đánh giá tốt nhất khả năng được cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu.
Quý khách hàng có nhu cầu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công xin vui lòng liên hệ Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu miễn phí.