Do vậy, đây là loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng hơn cả khi các thương nhân muốn hướng đến việc mở rộng quy mô công ty. 

Khi thành lập công ty cổ phần, số vốn dự định góp của các cổ đông sáng lập phải được ghi nhận trong biên bản góp vốn hoặc điều lệ công ty, đây là việc làm vô cùng quan trọng khi tiến hành thành lập công ty cổ phần.

Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về góp vốn khi thành lập công ty cổ phần? Biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần bao gồm những nội dung gì và có hình thức như thế nào? Mời quý khách hàng hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật LVN Group để giải đáp các thắc mắc liên quan đến biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần!

 

1. Biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì?

Góp vốn thành lập công ty cổ phần là một trong những thủ tục bắt buộc đầu tiên của quá trình thành lập doanh nghiệp, là việc các cổ đông đóng góp tài sản của mình để tạo lập vốn điều lệ công ty.

Theo đó, biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần là biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc góp vốn thành lập công ty cổ phần được các thành viên trong hội đồng cổ đông nhất trí và thỏa thuận góp vốn.

 

2. Mục đích lập mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần có các mục đích như sau:

– Ghi nhận sự thỏa thuận của các cổ đông

– Ghi nhận số vốn góp của các cổ đông khi thành lập công ty cổ phần

– Là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc góp vốn của các cổ đông, từ đó tránh những tranh chấp rủi ro không đáng có sau này nếu gặp những tranh chấp về việc góp vốn thì các cổ đông có thể sử dụng biên bản này làm căn cứ để giải quyết tranh chấp và chứng minh ghi nhận về việc góp vốn.

– Đảm bảo việc góp vốn minh bạch, công khai giữa các cổ đông.

Trên thực tế, không ít các trường hợp đã thỏa thuận góp vốn thành lạp công ty nhưng không lập thành biên bản hoặc đã lập biên bản nhưng thiếu chặt chẽ gây ra những hạu quả lớn khi công ty đi vào hoạt động. Vì vậy, việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty một cách chặt chẽ là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của các cổ đông.

 

3. Có bắt buộc phải lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty không?

Việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty không bắt buộc phải lập riêng khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi thành lập công ty cổ phần, điều lệ công ty là một trong những tài liệu bắt buộc phải có. Mà trong điều lệ công ty điều lệ đã ghi nhận nội dung về việc góp vốn thành lập công ty của từng cổ đông. Do vậy, việc lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty là không bắt buộc.

Tuy nhiên,với kinh nghiệm của mình, Luật LVN Group vẫn khuyên khách hàng nên lập biên bản thỏa thuận này và lưu trữ tại trụ sở chính của công ty. Bởi lẽ biên bản này chính là tài liệu cụ thể nhất về tài sản cũng như phương thức góp vốn của từng cổ đông, liên quan trực tiếp về mặt quyền và lợi ích của các bên.

Hơn nữa, biên bản thỏa thuận góp vốn này còn có ý nghĩa ngay cả khi công ty không được thành lập. Giả sử các bên đã thỏa thuận góp vốn, đã chuyển giao tài sản để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp nhưng vì một lý do nào đó mà công ty không được thành lập, thì biên bản thỏa thuận thành lập công ty này chính là căn cứ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 

 

4. Nội dung của biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần

Để đảm bảo rằng biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần được chặt chẽ về mặt nội dung, thì khi soạn thảo cần phải đảm bảo được các thông tin sau:

– Thông tin ngày, tháng, năm, địa chỉ để lập biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty;

– Thông tin cụ thể của các cổ đông như: Họ tên, ngày sinh, quốc tịch; số CMND/CCCD; hộ khẩu thường trú;…

– Các thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh:

+ Loại tài sản sử dụng để góp vốn: Tiền mặt, giấy tờ có giá, quyền sử dụng đất, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh,…

+ Giá trị phần vốn góp của từng cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ và thời gian cam kết góp đủ vốn của các cổ đông;

+ Phương thức góp vốn: góp vốn bằng tiền mặt, hình thức chuyển khoản, ký séc,..

+Thời gian cam kết góp đủ vốn của từng cổ đông.

– Biên bản thỏa thuận về các chức danh trong công ty như ai là Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Người phụ trách từng bộ phận;… 

 

5. Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần mới nhất

Quý khách có thể tải ngay Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần do Luật LVN Group cung cấp. 

Bên cạnh đó, quý khách hàng có thể tham khảo Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần sau đây đã bao gồm các thông tin giả định để có thể hiểu rõ hơn về mặt nội dung và hình thức của biên bản thỏa thuận góp vốn này:

Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần

 Xem nội dung chi tiết như sau:

Tải về

 

CNG HÒA XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

Đc lp – T do – Hnh phúc
———————–

BIÊN BN THA THUN GÓP VN THÀNH LP CÔNG TY C PHN

(V/v: Góp vn thành lp Công ty C phn)
 

Hôm nay, ngày……tháng …..năm …., hồi        tại trụ sở        Chúng tôi gồm:

H và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

H và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

H và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

H và tên:        …………………..

Ngày sinh:        …………………..

Hộ khẩu thường trú:         …………………..

Chổ ở hiện tại:         …………………..

CMND số:         …………………..

Số cổ phần được quyền biểu quyết:        …………………..

Là các c đông  …………………..    cùng nhau bàn bc, tha thun và đi đến quyết đnh các vn đ sau:
 

I. GÓP VN THÀNH LP CÔNG TY        

1. Ông     …………………..   góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm    …………………..    tổng vốn điều lệ.

2. Ông      …………………..  góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm      …………………..  tổng vốn điều lệ.

3. Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt      ………………….. đồng, chiếm       ………………….. tổng vốn điều lệ.

4. Ông        …………………..góp bằng tiền mặt        …………………..đồng, chiếm        …………………..tổng vốn điều lệ.
 

II. PHƯƠNG THC GÓP VN: Các cổ đông công ty cam kết góp vn trong 1 đt:

1. Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

2. Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm       ………………….. tổng vốn điều lệ.

3. Ông       ………………….. góp bằng tiền mặt     …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

4. Ông        …………………..góp bằng tiền mặt    …………………..   đồng, chiếm     …………………..   tổng vốn điều lệ.

III. S VÀ NGÀY CP GIY CHNG NHN PHN VN GÓP:

Sau khi góp đ vn, các thành viên đưc ngưi đi din theo pháp lut ca công ty cp Giy Chng nhn góp vn theo các ni dung sau:

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 01/GCN cấp ngày …./…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 02/GCN cấp ngày ……/…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 03/GCN cấp ngày ……/…./…..

Giấy chứng nhận phần vốn góp của Ông        

Số 04/GCN cấp ngày ……/…/……..

Các thành viên đã góp đủ phần vốn của mình vào Vốn điều lệ công ty, danh sách những người góp vốn đã được lập trong Sổ đăng ký Cổ đông, và có Thông báo lập Sổ đăng ký Cổ đông gửi Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư …………………..

IV. BU CH TCH HI ĐNG QUN TR:

Bầu Ông  ………………….. giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Công ty        

V. C NGƯI ĐI DIN THEO PHÁP LUT:

Nhất trí cử Ông………………….. là người Đại diện theo Pháp luật của công ty với chức danh là Giám Đốc.

Cuc hp kết thúc lúc 11h cùng ngày.

Các thành viên nhất trí ký tên dưới đây

 

VĂN A

(Ký, ghi rõ h tên)

HOÀNG VĂN B

(Ký, ghi rõ h tên)

 

 

VĂN C
(Ký, ghi rõ h tên)

NGUYN TH D

(Ký, ghi rõ h tên)

 

 

In / Sửa biểu mẫu

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần và một số vấn đề pháp lý có liên quan. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật LVN Group. 

Nếu có bất cứ vướng mắc nào quý khách hàng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.0191 hoặc gửi Email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng.