1. Mẫu biên bản số 08 về trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 

 

CƠ QUAN(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

Số:…./BB-TLTG

 

 

BIÊN BẢN

Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ*

Thi hành Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ số:…./QĐ-TLTVPTGPCC ngày…./…./…….. của(2)…………………………………………………………………………….. 

……………………………………………………………………………………………………………… 

Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…….., tại(3) ………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….. 

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:… ………………………………………… Chức vụ:…. …………………………….

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………….

2. Với sự chứng kiến của:

a) Họ và tên:… ………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………

b) Họ và tên: …………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………

3. <Ông (bà)/tổ chức> <là chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp>(4) được trả lại <tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/giấy phép, chứng chỉ hành nghề>(5) đã bị tạm giữ:

<1. Họ và tên>:………………………………………. Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./ …………………… Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại:…………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………………..; ngày cấp:…./…./……..;
nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………. 

<1. Tên tổ chức>:… ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp:… ………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

……………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp:…./…./…….. ………………………………. ; nơi cấp:…………………………………

Người đại diện theo pháp luật(6):……………….. Giới tính: ……………………………….

Chức danh(7): ……………………………………………………………………………………………

Tiến hành trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số…./QĐ-TGTVPTGPCC ngày…./…./…….. của(8)……………………………………………………………………………………………………….. 

………………………………………………………………………………………………………………. 

1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được trả lại, gồm có:

STT

Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đơn vị tính

Số lượng

Chủng loại

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

2. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề được trả lại, gồm có:

STT

Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ………………………………………………………………..

Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…., gồm… tờ, được lập thành… bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(9)………… là cá nhân/người đại diện tổ chức 01 bản và 01 bản lưu hồ sơ.

 

CÁ NHÂN HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐƯỢC NHẬN LẠI TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ (10)
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

 

_____________

* Mẫu này được sử dụng để trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản.

(2) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

(3) Ghi địa chỉ trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

(4) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp, thì ghi «… là chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp»; nếu trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính/giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì không phải ghi thông tin tại điểm này.

(5) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp hoặc trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «giấy phép, chứng chỉ hành nghề»; nếu trả lại cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề».

(6) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(7) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức được nhận lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(10) Trường hợp trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp, thì người có thẩm quyền lập biên bản đề nghị những người này ký xác nhận vào biên bản, không bắt buộc phải có sự chứng kiến của cá nhân/tổ chức đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và chữ ký xác nhận của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm.

 

2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính 

– Cơ sở pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015; Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

– Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này. Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

Theo đó, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được suy định chi tiết tại Điều 1, Nghị định số: 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 như sau: 

“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

 

3. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính

Theo Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015 quy định “Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính” như sau:

– Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.

– Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

 

4. Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2015. (Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.)

 

5. Hình thức xử phạt hành chính và nguyên tắc áp dụng

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

– Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

– Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

 

Trân trọng!