1. Người lao động sau khi nghỉ việc được hưởng các quyền lợi gì?

Về trợ cấp thất nghiệp
Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bạn có thể làm hồ sơ gửi tới Trung tâm giới thiệu việc làm nơi cư trú để yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 17, Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ). Thời gian tham gia BH thất nghiệp từ 1 tới 3 năm đầu thì hưởng 3 tháng trợ cấp, đủ 12 tháng BH thất nghiệp tiếp theo thì tính hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Mỗi tháng được hưởng 60% mức bình quân đóng BH thất nghiệp của 6 tháng liền kề  trước khi nghỉ việc.
Về chế độ BHXH
 Sau khi nghỉ việc bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để cộng dồn khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện đến khi hết tuổi lao động mà có 20 năm đóng BHXH trở lên thì được nhận lương hưu và thẻ BHYT. Trường hợp sau khi nghỉ việc bạn không có mong muốn tiếp tục đóng BHXH mà có có nhu cầu hưởng BHXH một lần thì sau một năm nghỉ việc bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần.
Về chế độ trợ cấp thôi việc.
Khoản trợ cấp này do đơn vị sử dụng lao động chi trả theo quy định của Bộ luật Lao động, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH. 

2. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

 

1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.

Trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội 

1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.

Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.

2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.

4. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất

 

Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là mẫu giấy chứng nhận dùng cho các cơ sở y tế chứng nhận cho cá nhân người lao động khi nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội, mẫu được ban hành kèm theo Công văn 3789/BHXH-CSXH của BHXH về mẫu, in, cấp, quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Mời bạn đọc tải mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để tham khảo trong những trường hợp cần chứng nhận cho đối tượng hưởng bảo hiểm khi ốm đau, thai sản…

Nội dung cơ bản của mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH – Mẫu số C65-HD1

TÊN CƠ SỞ Y TẾ

Số: ……………………/KCB

Mẫu số: C65-HD1

Số seri…………………………………..

GIẤY CHỨNG NHẬN

NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Họ và tên: …………………………………………….ngày sinh ………../……………/………………

Số thẻ BHYT:………………………………………………………………………………………………..

Đơn vị làm việc:…………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Lý do nghỉ việc:……………………………………………………………………………………………..

Số ngày nghỉ:………………………………………………………………………………………………..

(Từ ngày ……………………………………… đến hết ngày ………………………………………….)

Ngày…………tháng……………năm……….

Ý BÁC SĨ KCB
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH – Mẫu số C65-HD2

Liên số 1

Tên cơ sở y tế

Mẫu số C65-HD2

Số seri…………………..

Liên số 2

Tên cơ sở y tế

Mẫu số C65-HD2

Số seri……………………..

Số: ……………………../KCB Số: ……………………../KCB

GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Họ và tên: …………………………….ngày sinh …../…../…………..

Số thẻ BHYT: …………………………………………………………….

Đơn vị làm việc: …………………………………………………………

……………………………………………………………………………….

Lý do nghỉ việc: ………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

Số ngày nghỉ: …………………………………………………………….

(Từ ngày …………………. đến hết ngày ……………………………)

Ngày …. tháng …. năm ………

Y, bác sỹ KCB
(Ký, họ tên, đóng dấu)

GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Họ và tên: ………………………. ngày sinh …../…../…………….

Số thẻ BHYT: ………………………………………………………….

Đơn vị làm việc: ………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

Lý do nghỉ việc: ……………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Số ngày nghỉ: ………………………………………………………….

(Từ ngày ……………………. đến hết ngày ………………………)

Ngày …. tháng …. năm ………

Y, bác sỹ KCB
(Ký, họ tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO/VIẾT GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

(Mẫu số: C65-HD1 và C65-HD2)

1- Mục đích: Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật BHXH.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế (có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và có đăng ký chữ ký với cơ quan BHXH) ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (loại có 02 liên thì phải ghi cả 02 liên như nhau).

+ Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở y tế khám chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở y tế khám chữa bệnh (là số thứ tự khám do phòng khám hoặc khoa khám cấp). Trường hợp cơ sở y tế có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.

+ Dòng thứ nhất: Ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh của người được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;

+ Dòng thứ hai: Ghi số thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động hoặc của con người lao động trong trường hợp con ốm, gồm mã thẻ và số thẻ tại dòng “Số” trên thẻ BHYT. Trường hợp không trình thẻ hoặc chưa được cấp thẻ BHYT thì ghi rõ “không trình thẻ” hoặc “chưa được cấp thẻ”;

Thêm vào cuối phần ghi chú trên Danh sách người lao động được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu 04-C65): “Chỉ lập Danh sách này khi cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD1”

+ Dòng thứ ba: Ghi rõ đơn vị nơi người được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH làm việc và đóng BHXH;

+ Dòng thứ tư: Ghi rõ tên bệnh được chẩn đoán (trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi đúng tên bệnh theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành); nếu nghỉ thai sản (trừ trường hợp nghỉ sinh con) thì ghi rõ do khám thai, sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu kèm theo số tuần tuổi của thai nhi; ghi rõ loại biện pháp tránh thai được thực hiện theo quy định như “Đặt vòng” hoặc “Triệt sản”;

Trường hợp nghỉ việc chăm con ốm thì ghi: Con ốm (họ và tên – ngày/tháng/năm sinh của con). Ví dụ: Con ốm (Nguyễn Văn A – 23/02/2011);

+ Dòng thứ năm: Ghi rõ số ngày được nghỉ việc hưởng BHXH của người được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp nghỉ ốm hoặc nghỉ chăm sóc con ốm, ví dụ nghỉ 02 ngày thì ghi “02 ngày”; đối với trường hợp khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc thực hiện biện pháp tránh thai thì ghi: theo quy định của pháp luật BHXH;

+ Dòng thứ sáu: Ghi thời gian được nghỉ từ ngày/tháng/năm đến hết ngày/tháng/năm;

+ Góc dưới bên phải: Bác sỹ, y sỹ khám bệnh ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu. Các cơ sở y tế khi đăng ký chữ ký của y sỹ, bác sỹ KCB thì đồng thời đăng ký “con dấu” của tổ chức mà y sỹ, bác sỹ KCB được sử dụng để đóng.

5. Giới thiệu về nội dung công văn trả lời doanh nghiệp về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thế nào là hợp lệ?

Qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH KPF Việt Nam nêu các vướng mắc trong thủ tục giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động và đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn.

Công ty TNHH KPF Việt Nam đang xét duyệt chế độ ốm đau cho người lao động, tuy nhiên, Công ty không có thông tin về việc bác sĩ nào đủ thẩm quyền ký giấy nghỉ hưởng BHXH và Công ty cũng không thể xác định được tính xác thực chữ ký của bác sĩ.

Đồng thời, Công ty không được hướng dẫn về việc trên giấy hưởng BHXH, giám đốc bệnh viện vừa ký vào phần y, bác sĩ khám chữa bệnh, vừa ký vào phần xác nhận chữ ký y, bác sĩ là không hợp lệ.

Do vậy, người lao động phải xin nghỉ làm 2 lần để đi xin chữ ký mà vẫn không được BHXH TP. Hải Dương chấp nhận duyệt thanh toán.

Công ty TNHH KPF Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Liên quan đến thông tin về bác sĩ được ký giấy nghỉ hưởng lương BHXH, theo Phụ lục số 12, Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế, các cơ sở khám bệnh chữa bệnh lập Danh sách đăng ký chữ ký của người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gửi cơ quan BHXH và không quy định việc danh sách này phải gửi các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp không có thông tin về bác sĩ được ký giấy hưởng lương BHXH.

Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị cơ quan BHXH cung cấp danh sách đăng ký chữ ký của người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Việc giám định chữ ký là trách nhiệm của cơ quan công an, việc bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh ký không đúng với chữ ký đã đăng ký với cơ quan BHXH thì bác sĩ đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

Về vấn đề ký giấy nghỉ hưởng BHXH của giám đốc bệnh viện, giám đốc bệnh viện thực hiện cả 2 chức năng là bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh và lãnh đạo bệnh viện trong trường hợp có tham gia khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký chữ ký của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan BHXH và hành nghề đúng phạm vi chuyên môn thì việc ký xác nhận chữ ký của chính bác sĩ đó của giám đốc trên 1 giấy nghỉ hưởng lương BHXH, có đóng dấu của bệnh viện là hợp lệ.

Việc BHXH TP. Hải Dương không chấp nhận thanh toán trong trường hợp bác sĩ ký giấy xác nhận nghỉ hưởng lương BHXH không đúng với chuyên khoa đã đăng ký với cơ quan BHXH, Bộ Y tế sẽ có văn bản đề nghị Sở Y tế Hải Dương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện đúng phạm vi, thẩm quyền chuyên khoa đã đăng ký với cơ quan BHXH.

Để rõ hơn về các quyền lợi người lao động tham gia BHXH, giải đáp các khó khăn, vướng mắc khi thanh toán liên quan đến chuyên môn của Bộ Y tế, đề nghị bà Hằng nghiên cứu Thông tư số 14/2016/TT-BYT và các văn bản có liên quan, liên hệ trực tiếp bằng văn bản đến Bộ Y tế để có hướng dẫn cụ thể giải quyết vướng mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group