Giấy đi đường là văn bản ghi nhận làm căn cứ chứng minh việc cử cán bộ, công nhân viên và người lao động đi làm việc thực tế theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị tổ chức đồng thời giấy đi đường được sử dụng để thanh toán tiền công tác phí, tiền tàu xe, ăn ở về sau. Đã có nhiều văn bản quy định về mẫu giấy đi đường cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid 19 khá phức tạp nên toàn Thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội  theo chỉ thị 16/CT-UBND để phòng, chống Covid 19. Do đó, chỉ có một số trường hợp đặc biệt mới được tham gia giao thông và cần phải có Mẫu giấy đi đường chung nhất để kiểm soát vấn đề này.

Theo đó, trước ngày 6/9/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã có Công văn 2434/UBND-KT về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian giãn cách xã hội.

 

1. Mẫu giấy đi đường trong thời gian giãn cách tại Hà Nội theo Công văn 2434/UBND-KT

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG ….

 

(Hoặc Công ty, đơn vị sử dụnglao động)

 

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày tháng … năm 2021

 

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

Về việc tham gia giao thông trong thời gian giãn cách

 

1. Họ và tên:……………………………… ;     Giới tính:……………………………………

2. Sinh ngày…. tháng. năm…………. ;

3. Số CCCD/CMND:……………………. ;  Ngày cấp:………………… ; Nơi cấp:………..

4. Số điện thoại:………………… ;

5. Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………

6. Nơi làm việc:…………………………………………………. ;

7. Địa chỉ cơ quan:………………………………………………………………………………….

8. Chức vụ/Vị trí công tác:………………………………………………………………………..

Mục đích tham gia giao thông: ………….. hiện đang trên đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc (hoặc ngược lại) để thực hiện công việc chuyên môn được giao.

Giấy đi đường có hiệu lực kể từ ngày ký, chỉ có giá trị trong thời gian giãn cách xã hội.

Công ty/Người lao động cam đoan những nội dung nêu trên đúng sự thật, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.

(Xuất trình kèm theo Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân; Văn bản của Công ty, đơn vị sử dụng lao động)

 

 

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

(Hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị)

 

 Tuy nhiên, ngày 3/9/2021, Công an Thành phố Hà Nội đã ban hành công văn hoả tốc số 6445/CAHN-VTTHCY về việc chuẩn bị các điều kiện cần, sẵn sàng phối hợp với CATP trong triển khai phần mềm “Cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện” để phục vụ cho việc cấp giấy đi đường sử dụng bắt đầu từ ngày 6/9/2021. Việc cấp giấy đi đường cần được kiểm soát và có quy trình cấp chặt chẽ. Do đó, Mẫu giấy đi đường trên sẽ không còn được sử dụng mà sẽ phải thực hiện việc xin Cấp giấy đi đường có mã nhận diện do các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và Cấp cho từng nhóm đối tượng khi tham gia giao thông trong theo yêu cầu phòng, chống covid – 19 trong Vùng 1.

 

2. Các nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường và thẩm quyền cấp giấy mới nhất

Công an Thành phố Hà Nội đã có thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhân diện, Thẻ mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống Covid – 19 trong Vùng 1. Theo đó, các nhóm đối tượng được cấp  và thẩm quyền cấp Giấy đi đường bao gồm:

Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:

a, Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm các cơ quan trực thuộc và tương đương), Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

b, Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu:

a, Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

b, Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố.

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch:

a, Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân vien, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.

b, Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:

a, Đối tượng: Cán bộ, người lao động làm viẹc tại các cơ quan báo chí, truyền thông

b, Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường:

(1) Cá nhân đi mua lương thực thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.

(2) Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh, mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD/CMND.

(3) Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của Cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Toà án theo giấy triệu tập của Toà án: Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD/CMND và Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:

a, Đối tượng: Các cá nhâ, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

b, Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.

 

3. Quy trình cấp giấy đi đường theo Công văn 6445/CAHN-VTTHCY

Ngày 3/9/2021 Công an Thành phố Hà Nội đã ban hành công văn hoả tốc về việc chuẩn bị các điều kiện cần, sẵn sàng phối hợp với CATP trong triển khai phần mềm “Cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện”

Theo đó, quy trình tiếp nhận, xét duyệt và Cấp giấy đi đường có nhận diện, cụ thể:

 

3.1 Đối với tổ chức/doanh nghiệp:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực (CSKV).

Bước 2: Cán bộ xã/phường/thị trấn tiếp nhận thông tin được thẩm định từ CSKV và nhập đăng ký của tổ chức/doanh nghiệp.

Bước 3: Hệ thống gửi mail xác nhận trả về tổ chức/doanh nghiệp.

Bước 4: Tổ chức/doanh nghiệp gửi mail danh sách cán bộ/công nhân viên và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định.

Bước 5: Các bộ xã/phường/thị trấn duyệt hoặc từ chối duyệt danh sách (tường hợp không được duyệt hệ thống sẽ gửi mail thông báo lại cho tổ chức/doanh nghiệp), sau đó, cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận.

Bước 6: CSKV sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức/doanh nghiệp phát cho cán bộ/công nhân viên.

 

3.2 Đối với cá nhân

Bước 1: Cá nhân đăng ký với CSKV của xã/phường/thị trấn nơi cư trú.

Bước 2: CSKV tiếp nhận, thẩm định lại thông tin và gửi danh sách cho cán bộ xã/phường/thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối xét duyệt.

Bước 3: Cán bộ xã/phương/thị trấn gửi lại Giấy đi đường được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận.

Bước 4: CSKV sẽ gửi lại Giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho cá nhân theo địa bàn quản lý. 

 

3.3 Quy trình cấp Thẻ đi chợ/siêu thị

Bước 1: CSKV lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn xã/phường/thị trấn quản lý.

Bước 2: CSKV gửi danh sách cho cán bộ xã/phường/thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Bước 3: Cán bộ xã/phường/thị trấn gửi lại Thẻ đi chợ/siêu thị được duyệt cho Công an xã/phường/thị trấn đóng dấu xác nhận.

Bước 4: CSKV sẽ gửi lại Thẻ đi chợ/siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn guản lý.

Ngoài nội dung về quy trình cấp giấy đi đường, Công văn 6445/CAHN-VTTHCY còn có nội dung liên quan đến phần mềm “cấp và kiểm tra giấy đi đường”, Công an thành phố đã hoàn thành và từng bước triển khai phần mềm cấp và kiểm tra Giấy đi đường có nhận diện cho đối tượng đủ điều kiện tham gia giao thông qua mã QR Code trên địa bàn thành phố.
Để đảm bảo triển khai phần mềm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Công an thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở vật chất để triển khai phần mềm.
 

4. Phương án phân vùng của Thành phố Hà Nội

Ngày 3/9/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 20/CT-UBND về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo Chỉ thị này, Hà Nội sẽ triển khai phòng, chống dịch theo 03 Vùng.

Vùng có nguy cơ rất cao là “vùng đỏ” sẽ tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 (16+) của Thủ tướng, siết chặt hơn các nguyên tắc phòng COVID-19.

Khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” áp dụng nguyên tắc chỉ thị 15 (15+) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh…

Việc thiết lập 3 vùng dựa trên nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất.

Theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía tây, phía nam TP (sản xuất nông nghiệp).

a. Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao.

– Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô.

– Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

b. Vùng 2 (phía Bắc, Đông Sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong Tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao.

– Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 05 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

– Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo Phương án đã được phê duyệt.

c. Vùng 3 (phía Tây, phía Nam Thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.

– Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 05 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy.

– Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group