1. Mẫu hợp đồng giao khoán

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

 

(V/v Thi không, lắp đặt nội thất nhà ở)

Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng của hai bên,

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, chúng tôi gồm:

Bên giao khoán: ………………………………..(gọi tắt là bên A).

– Số CMND: 320782….        Ngày cấp: 2…/…/20…       Nơi cấp: CA tỉnh …..

– Địa chỉ thường trú: ấp …., xã ….., Tp. ….., tỉnh ……

Bên nhận khoán: …………………………………(gọi tắt là Bên B).

     – Số CMND: 321074…          Ngày cấp: …./…./20….      Nơi cấp: CA tỉnh …..

     – Địa chỉ thường trú: ấp …., xã …. Tp. ….., tỉnh …..

Hai bên thoả thuận ký kết Hợp đồng với các nội dung sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bên B  nhận cung cấp, lắp đặt hoàn thiện, cung cấp nội thất cho bên A như sau:

Danh mục công việc giao khoán    

STT

Tên hàng

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(VNĐ)

1

Tủ lạnh Hitachi

Chiếc

1

       37.100.000

             37.100.000

2

Máy giặt Panasonic

Chiếc

1

         9.790.000

               9.790.000

3

Máy tính xách tay (DELL VOSTRO V5468C)

Chiếc

1

       16.390.000

             16.390.000

4

Máy lọc nước

Chiếc

1

       19.000.000

             19.000.000

5

Bộ nồi từ Faster

Bộ

1

         3.360.000

               3.360.000

6

Bếp gas âm Sunhouse SHB-5538

Chiếc

1

         4.500.000

               4.500.000

7

Giường ngủ 1m6x2 thao lao

Chiếc

1

       12.800.000

             12.800.000

8

Tủ áo gỗ căm xe 1m6

Chiếc

1

       17.600.000

             17.600.000

9

Tủ thờ gỗ căm xe 6 chân (chạm)

Chiếc

1

       19.100.000

             19.100.000

10

Giá võng xếp Inox

Chiếc

1

         1.750.000

               1.750.000

11

Ghế dây gỗ

Chiếc

1

         4.860.000

               4.860.000

12

Ghế nhựa

Chiếc

10

              61.000

                  610.000

13

Bàn học

Chiếc

1

         7.400.000

               7.400.000

14

Bàn ủi phun nước Philips GC536

Chiếc

1

         4.800.000

               4.800.000

Tổng cộng

           159.060.000

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Tổng giá trị Hợp đồng: …….000.000 đồng (………triệu đồng chẵn).

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN           

3.1. Thanh toán        

+ Đợt I: Bên A đặt cọc, tạm ứng cho bên B số tiền: ……..000.000 đồng ngay sau khi Hợp đồng được ký.

+ Đợt II: Bên A sẽ thanh toán cho bên B số tiền còn lại sau khi hai bên bàn giao đưa vào sử dụng.

3.2. Hình thức thanh toán:

Tiền mặt hoặc chuyển khoản qua tài khoản chủ tài khoản:

Ông/bà………………………………….

Số tài khoản:………………………….

Mở tại: Ngân hàng………………….

ĐIỀU 4: THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

 – Thời gian: Hợp đồng có hiệu lực thi công trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên A đặt cọc cho bên B. Quá thời hạn trên thì thực hiện gia hạn hợp đồng.

– Địa điểm: ấp …., xã …., Tp. …., tỉnh …..

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN

5.1. Trách nhiệm của Bên A:

– Bên A có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để Bên B tiến hành thi công lắp đặt.

– Nghiệm thu và nhận bàn giao khi bên B hoàn thành xong.

– Thanh toán cho bên B đúng theo điều 3 của Hợp đồng..

5.2.Trách nhiệm của Bên B:

– Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, số lượng, thông số kỹ thuật,…thời gian.

– Đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình thi công.

                     Đại Diện Bên A                                                            Đại Diện Bên B

                ………………………………………………………………………

 

2. Các loại hợp đồng giao khoán

Hợp đồng giao khoán việc là sự thoả thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thoả thuận.

Mục đích:  Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.

Hợp đồng giao khoán toàn bộ:

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Hợp đồng giao khoán từng phần:

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.

Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Thuê khoán là giao tài sản cho người khác, để người thuê sử dụng, khai thác và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong suốt thời gian thuê. Người thuê sử dụng như thế nào, đầu tư ra sao là tùy thuộc vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình và được bên cho thuê chấp nhận. Bên cho thuê sẽ nhận tiền, nhận lại tài sản thuê khi hết hạn thuê.

Theo Điều 483 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán theo Điều 484  Bộ luật dân sự 2015:

“Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, có thể chia hợp đồng thuê khoán thành ba nhóm như sau:

– Hợp đồng thuê đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác: Với các hợp đồng này, ngoài sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 thì còn chịu sự điều chỉnh của  Luật đất đai 2013. Đây là những đối tượng đặc biệt vì nó không thuộc sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, nếu đối tượng của hợp đồng thuê khoán là các tài sản nói trên thì một bên trong hợp đồng phải là cơ quan Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài sản đó. Vậy hợp đồng thuê khoán có đối tượng là đất đai khác hợp đồng thuê quyền sử dụng đất như thế nào? Với hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, bên cho thuê phải là người được Nhà nước giao đất hoặc được người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Với hợp đồng cho thuê khoán tài sản mà đối tượng thuê là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì bên cho thuê phải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất (Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng với từng đối tượng cụ thể). Như vậy, hợp đồng mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, nhà máy, trang trại…xét về bản chất là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản.

– Hợp đồng thuê cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng trang thiết bị cần thiết còn chịu thêm sự điều chỉnh của một số luật như Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đấu thầu 2013…

– Hợp đồng thuê súc vật: Được Bộ luật dân sự 2015 quy định một cách khá chi tiết và cụ thể.

 

3. Trường hợp được ký hợp đồng khoán việc

Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau: học kế toán thực hành ở tphcm

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. phân tích dupont

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

4. Lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê khoán công việc, giao khoán công việc

a. Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc

Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vào một thời điểm nhất định. Dùng phương pháp loại trừ, những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động, hợp đồng lao động có 03 loại như sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng khoán việc cho những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

b. Ký hợp đồng khoán việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Thu nhập của cá nhân nhân là thu nhập hợp pháp từ hoạt động lao động phát sinh trong quá trình lao động, như vậy, nguồn thu nhập phát sinh từ hợp đồng khoán việc là một trong những thu nhập chịu thuế và được xếp chung vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất.

c. Lao động theo hợp đồng khoán việc có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?

Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm những người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc. Chỉ những người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

=> Vì vậy, đây là một trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc chính xác để lựa chọn loại hợp đồng cho phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt.

5.  Chủ thể hợp đồng thuê khoán

Chủ thể của hợp đồng thuê khoán gồm: bên cho thuê khoán và bên thuê khoán. Bên cho thuê khoán thường là chủ sở hữu tài sản thuê, nhưng cũng có nhiều trường hợp, xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thuê khoán, bên cho thuê có thể là người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Còn bên thuê khoán tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

Tùy thuộc từng đối tượng thuê khoán cụ thể, bên cho thuê khoán có thể là các chủ thể khác nhau. Ví dụ:

– Đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì theo quy định tại Luật đất đai 2013 bên cho thuê sẽ là: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thuê đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho thuê đất với hộ gia đình, cá nhân; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công xã.

– Với các đối tượng là các tư liệu sản xuất khác như: nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh thì bên cho thuê là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Đó là các chủ thể kinh doanh như: hợp tác xã, các loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…

– Đối tượng thuê là gia súc thì bên cho thuê phải là chủ sở hữu hợp pháp của gia súc đó, hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền giao kết.

Bên thuê khoán: bên thuê khoán cũng có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, tổ hợp tác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do pháp luật quy định và có nhu cầu thuê tài sản đều có thể trở thành một bên chủ thể của hợp đồng thuê khoán.

Trân trọng!