Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật bảo hiểm xã hội của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Việc làm 2015
Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015
2. Luật sư tư vấn:
2.1.Bảo hiểm xã hội.
Nổi bật nhất trong các bộ phận an sinh xã hội của Việt Nam đó là Bảo hiểm xã hội (BHXH). Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. BHXH bao gồm các chế độ: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập bị mất đi hay giảm đi do sự rủi ro mà họ gặp phải trong cuộc sống làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
Đối tượng tham gia BHXH đó là người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế của từng thời kỳ mà đối tượng tham gia có thể là tất cả hoặc một bộ phận người lao động nhưng nhìn chung thì khi kinh tế càng phát triển thì đối tượng tham gia càng được mở rộng nhiều bộ phận người lao động khác.
BHXH có những điểm cơ bản là:
– BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH;
– Nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước;
– Hình thức: đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trường hợp ngoại lệ;
– Phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng, nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH;
– Các chế độ được bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH…
– Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. Với mức đóng góp 8% của người lao động và 18% của người sử dụng lao động theo Điều lệ BHXH đã làm cho quỹ BHXH hình thành trên thực tế và trở thành quỹ tài chính độc lập với ngân sách Nhà nước. Như vậy, các quan hệ tài chính trong BHXH đã được thể hiện rõ ràng các nguồn thu và các khoản chi BHXH đã được cân đối một cách tổng thể. Sự đóng góp BHXH của các bên còn thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong BHXH.
BHXH thực hiện chế độ BHXH theo 03 loại hình: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp. Nhà nước tham gia với tư cách là người bảo trợ cho các hoạt động BHXH như: ban hành các đạo luật về BHXH; xây dựng chế độ, chính sách, văn bản pháp quy để thực hiện pháp luật BHXH; thực hiện sự bảo trợ tư pháp, tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong quá trình thực hiện BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH; giám sát các hoạt động BHXH và giải quyết các tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật BHXH của các bên liên quan… Tóm lại, Nhà nước tham gia vào thiết chế BHXH với tư cách trọng tài để quản lý và điều hành hoạt động của thiết chế BHXH.
Bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2015 thì người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại Điều 14 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;
Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Tiền lương tháng để đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Cụ thể là tiền lương ghi trong HĐLĐ. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng.
Chức năng của BHXH:
– Bảo đảm ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp khó khăn do mất việc làm, mất hoặc giảm thu nhập. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
– Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Những người tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH để bù đắp cho những người lao động gặp rủi ro bị giảm hoặc mất thu nhập, quá trình này đã tiến hành phân phối lại thu nhập giữa người giàu – người nghèo, người khoẻ mạnh – người ốm đau, người trẻ – người già… Thực hiện chức năng này BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
– Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động do cuộc sống cuả họ đã được đảm bảo, họ không còn phải lo lắng về cuộc sống của họ khi rủi ro xảy đến với họ bất kỳ lúc nào từ đó khiến họ tập trung vào việc lao động sản xuất. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
– Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với nhà nước góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội. Do giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn tồn tại mâu thuẫn về tiền lương, thời gian lao động, an toàn lao động… BHXH ra đời góp phần điều hoà mâu thuẫn giữa họ. Nhà nước thông qua việc chi BHXH ổn định đời sống cho mọi người lao động, ổn định xã hội.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật BHXH – Công ty luật LVN Group